* Dưới đây là bài viết quan điểm của tác giả được đăng tải trên MXH Sina:
Tiểu Trương (25 tuổi), đồng nghiệp cũ của tôi, tốt nghiệp Thạc sĩ ở một trường ĐH có tiếng, vừa quyết định nghỉ việc ở một công ty lớn ở thành phố Bắc Kinh và hiện đang là nhân viên làm việc bán thời gian tại một quán cà phê sách.
Cô tiết lộ với công việc bên mảng kinh doanh với mức lương 15.000 USD/tháng, giờ đây là một nhân viên pha chế, cô chỉ nhận được mức lương chỉ bằng 1/5 so với trước đây, nhưng Tiểu Trương vẫn cảm thấy rất hạnh phúc và hài lòng với sự thay đổi này.
Cô từng chia sẻ cảm xúc của mình trên MXH Weibo rằng: "Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hiện tại, không còn những tiếng xích mích, mâu thuẫn trong nội bộ công ty hay đồng nghiệp, tinh thần của tôi đã được cải thiện rất nhiều."
Trên thực tế, Tiểu Trương không phải người trẻ duy nhất đánh đổi công việc văn phòng danh giá nhưng áp lực để sang làm lao động chân tay.
Nhiều bài chia sẻ rộng rãi trên MXH cho thấy một nhân viên kế toán đi bán xúc xích vỉa hè; nhân viên công nghệ trở thành người thu ngân trong cửa hàng tạp hóa; quản lý nội dung thành người giao hàng. Nhưng phần lớn họ đều chọn công việc chân tay ở mức độ nhẹ nhàng, không nặng nhọc như thợ xây dựng, công nhân nhà máy.
Trên MXH Xiaohongshu, hashtag "lần đầu trải nghiệm lao động chân tay của tôi" đã thu hút hơn 30 triệu lượt xem. Đa phần giới trẻ đều học theo xu hướng này mô tả niềm vui sướng khi không phải tăng ca, họ được làm việc trong môi trường ít cạnh tranh dù phải đánh đổi nhiều thứ.
Nhưng lối sống này nhanh chóng bị chỉ trích, nhiều người cho rằng họ đang lãng phí tiền của cha mẹ, từ bỏ đức tính cần cù để phục vụ cho mục đích riêng của cuộc sống cá nhân.
Câu hỏi đặt ra rằng tại sao người trẻ hiện nay lại chọn công việc lao động chân tay trong khi họ luôn sẵn có một tấm vé vào những công ty lớn? Và liệu công việc này có khiến chúng ta hạnh phúc hơn không?
Nỗi áp lực của sự cạnh tranh đằng sau mác "công việc tử tế"
Ngồi văn phòng điều hòa 24/24, gõ máy tính và lúc nào cũng sẵn một tách cà phê, đây là điều mà nhiều người tưởng tượng về công việc văn phòng khi còn trẻ, nhưng chỉ sau khi lớn lên, họ mới nhận ra rằng có thể có rất nhiều nỗi đau đằng sau cái mác gọi là "công việc tử tế" này.
Trước hết, công việc này không hề dễ dàng như vẻ bề ngoài.
Nó đòi hỏi tất cả những suy nghĩ, buộc bạn phải ghi lại ngay cả một ý tưởng hay khi đang tắm và không có tiêu chuẩn rõ ràng thế nào là đủ, đây dường như là một vòng lặp vô hạn.
Ngoài ra, hầu hết các công việc văn phòng thường không có thời gian đi làm hoàn toàn tách biệt, điều đó có nghĩa là bạn mất đi ranh giới giữa công việc và cuộc sống. Miễn là lúc nào group chat cũng phải hoạt động, miễn là bạn có máy tính, bạn có thể làm việc bất cứ lúc nào theo mặc định .
Một người bạn thiết kế của tôi đã từng bày tỏ sự ghen tị với cậu bé giao hàng rằng: "Đơn hàng được giao đến sẽ không có ai làm phiền bạn, và có ranh giới rõ ràng giữa công việc và nghỉ ngơi, không giống như những bức tranh của tôi chỉnh sửa lại nhiều lần, công việc là vô tận".
Chính Tiểu Trương cũng thường xuyên cảm thấy sự áp lực này trong công việc trước đây của mình
"Đôi khi sau một ngày sử dụng mạng xã hội, tất cả những gì tôi cảm thấy sau khi tan sở là sự trống rỗng vô tận", cô nói.
Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới:
- 15% người trưởng thành trong độ tuổi lao động mắc chứng rối loạn tâm thần vào năm 2019.
- Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 12 tỷ ngày làm việc bị mất mỗi năm do trầm cảm và lo lắng, gây thiệt hại lên tới 1 nghìn tỷ đô la do năng suất bị mất mỗi năm.
Vì vậy, theo thời gian, con người sẽ dần hình thành "Job Burnout" - Một hội chứng do áp lực công việc trong thời gian dài, có nhiều đặc điểm lâm sàng giống với bệnh trầm cảm.
Tiến sĩ về thần kinh và tkhiêâm thần học, Đại học Y Khoa Plovdiv, Drozdstoj Stoyanov và cộng sự đã chia kiệt sức thành ba giai đoạn:
- Flameout - cố gắng đối phó với căng thẳng quá mức, dẫn đến trầm cảm và lo âu.
- Sự kiệt sức thực sự - một quá trình gia tăng sự kiệt quệ về cảm xúc.
- Rusty - hoàn toàn xa lánh người khác, luôn có cảm giác hoài nghi và bất lực.
"Sau ba giai đoạn này, họ luôn cảm thấy bất lực thậm chí coi đó một sự phản kháng khi giải quyết các phần còn lại trong công việc của mình. Đó chính là hội chứng Job Burnout", ông Drozdstoj Stoyanov giải thích.
Điều gì khiến giới trẻ cảm thấy hài lòng và hạnh phúc sẵn sàng bỏ việc văn phòng?
Tiểu Trương chia sẻ với tôi rằng hiện tại cô vẫn không cảm thấy công việc bán thời gian tại quán cà phê sách là có ý nghĩa, nhưng sức khỏe tinh thần của cô đã cải thiện hơn rất nhiều.
"Có ai đó đã nói với tôi rằng việc viết những báo cáo giả tạo và trống rỗng này là điều thật sự vô nghĩa? Vậy việc rửa cốc này có ý nghĩa hơn không?
Vậy điều gì khiến họ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với công việc lao động chân tay, bất chấp mức lương cao và vô số đãi ngộ tốt?
1. Linh hoạt làm việc theo thời gian cá nhân
Để đến văn phòng, bạn phải chen chúc qua dòng xe cộ ngột ngạt lúc 8h sáng. Sau 8 tiếng làm việc kiệt sức tại công ty, bạn lại phải đối mặt qua các con đường đông đúc lúc tan tầm.
Đôi khi, bạn muốn tham gia một lớp yoga 30 phút mỗi ngày, nhưng thời gian làm việc cố định tại công ty lại không cho phép.
Khi làm việc tự do, bạn hoàn toàn có thể chủ động sắp xếp thời gian làm việc của mình, miễn sao đảm bảo được tiến độ.
Bạn cũng tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc di chuyển. Từ đó mà bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè và chính bản thân bạn.
Ngoài ra, không phải ai cũng "dậy sớm để thành công".
Rất nhiều người trong số chúng ta thích làm việc một mình, hay chạy deadline xuyên đêm. Bên cạnh đó, làm việc liên tục với máy tính trong thời gian 8-10h liên tục có thể khiến mắt bạn gặp vấn đề.
Do vậy, khi được tự do sắp xếp thời gian làm việc, bạn có thể phân bổ hợp lý hơn để có cơ hội nghỉ ngơi và đảm bảo cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
2. Thu nhập cao hơn
Công việc văn phòng với nhiều khoản phúc lợi nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng nếu bạn làm việc tự do, thu nhập của bạn có thể cao hơn rất nhiều.
Đừng quên rằng các khoản trợ cấp, khen thưởng, teambuilding,… thật ra cũng được căn cứ vào đóng góp của bạn cho công ty.
Nói cách khác, phúc lợi có được từ công việc văn phòng chính là lương của bạn, nhưng không được tính thành tiền mặt.
Thông thường, thu nhập của bạn khi làm việc văn phòng đã được thiết lập sẵn, với một tỉ lệ nhất định và rất khó để thay đổi. Nhưng khi làm việc tự do, bạn có thể thỏa thuận với khách hàng.
Dù bạn đang tính lương theo giờ hay theo dự án, thu nhập từ công việc tự do cũng cao hơn nhiều so với làm văn phòng. Nếu bạn làm việc tại nhà, không phải trả lương cho bất cứ nhân viên nào, tổng chi phí bạn bỏ ra cho dự án sẽ giảm đi đáng kể. Do đó, lợi nhuận từ công việc tự do cũng cao hơn.
3. Trải nghiệm và mở rộng thêm bộ kỹ năng làm việc
Việc được tự do làm việc sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm để học hỏi và mở rộng thêm nhiều mối quan hệ, bởi với thời đại hiện nay, làm việc tự do hoàn toàn có khả thi, khi
mọi người có thể kết nối dễ dàng với nhau qua mạng Internet và các thiết bị di động.
Đặc biệt hơn cả, bỏ việc văn phòng, bạn sẽ thoát khỏi sự nhàm chán khi phải làm đi làm lại các nhiệm vụ tương tự trong suốt tám tiếng đồng hồ hay lặp lại từ ngày này sang ngày khác. Đúng là không có gì tuyệt vời hơn khi mỗi sáng thức dậy, bạn đều biết có gì đó mới mẻ đang chờ bạn phía trước phải không nào?
Kết luận
Tóm lại, mỗi người có cảm nhận khác nhau về công việc, có thể bạn không tiếp nhận được những gì người khác có thể chấp nhận, có những việc không đẹp đẽ như trong tưởng tượng.
Nhưng bất kể khi nào, điều rất quan trọng là phải chấp nhận và quan tâm đến cảm xúc bên trong của bạn, đồng thời cho phép bản thân 'lựa chọn' càng nhiều càng tốt.
Nhất là trong tình hình việc làm hiện nay, tôi mong muốn mọi người đừng mất công suy xét mà hãy cân nhắc thật kỹ.
Công việc luôn là một phương tiện sinh tồn, và chúng ta không nên bị ràng buộc bởi nó.
Chúc bạn và tôi tìm được công việc phù hợp với mình nhất!