3 điều cần phải buông bỏ để nửa đời sau trọn vẹn an yên

Có câu nói: Điều đáng buồn nhất trong đời không phải là xui xẻo, mà là lãng phí thời gian tốt đẹp cho những người không xứng đáng.

Con người dù đẹp nghiêng nước nghiêng thành cũng không thoát khỏi ngày mình sẽ già đi, nhân tài giỏi đến mấy cũng không tránh khỏi có lúc lực bất tòng tâm.

Đời người ấy mà, một tuổi có cái hay của một tuổi, trung niên cũng có cái hay của trung niên.

Và khi con người ta già đi, giống như những chiếc lá khô bị cơn gió thời gian thổi bay, tuy không còn tươi xanh trên cây nhưng được bước vào một hành trình mới.

Về già, nếu vẫn cố chấp làm những gì mình muốn một cách không kiểm soát như thời còn trẻ thì cuộc sống của bạn có thể sẽ gặp phải khó khăn vì không có kế hoạch an hưởng tuổi già.

Thật ra, cách sống tốt nhất khi về già là dung dị với chuyện được mất hợp tan, nhẹ nhàng tiếp nhận sự thật mình đã già đi và làm quen với tuổi tác hiện tại.

3 điều cần phải buông bỏ để nửa đời sau trọn vẹn an yên - Ảnh 1.

1. Từ bỏ chấp niệm, làm quen cái mới

Người ta thường nói, mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống đều là thử thách, nhưng thử thách không phải là nguồn cơn gây đau khổ, sự mâu thuẫn trong nội tâm mới là gốc rễ của nỗi đau.

Khi về già, thách thức lớn nhất mà nhiều người phải đối mặt là nghỉ hưu.

Một câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và tâm sự) như sau: Bà Trần là nhà giáo nhân dân xuất sắc, lại hết lòng giúp đỡ xóm giềng, là người đáng kính nhất trong mắt mọi người.

Nhưng tiệc nào rồi cũng phải tàn, khi nhận được thông báo về hưu, bà cảm thấy rất lạc lõng vì phải rời bục giảng mình yêu quý suốt mấy chục năm.

Khi gia đình và hàng xóm tổ chức tiệc hưu trí để mừng bà có thể an hưởng tuổi già, mặc dù hơi tiếc nuối nhưng bà đã học cách chấp nhận những thay đổi trong cuộc sống và buông bỏ chấp niệm được tiếp tục làm việc.

Trong thực tế, nhiều người sau khi về hưu đều cảm thấy hụt hẫng, trống trải và mỗi ngày trôi qua họ đều không biết làm gì, đó là do họ chưa chấp nhận sự thay đổi trong lòng.

Đối với họ, công việc giống như một tư tưởng đẹp đẽ dùng để nuôi dưỡng tâm hồn. Một khi mất việc, rất có thể họ sẽ suy nghĩ lung tung và rơi vào cái bẫy tâm lý, cảm thấy mâu thuẫn nội tâm và mỗi ngày trôi qua đều chán nản, mỏi mệt.

Con người không thể làm việc cả đời, rồi sẽ có lúc ta phải nghỉ ngơi sau bao năm cố gắng.

Ta đã bận rộn triền miên, đến lúc mình nên nghỉ ngơi để tận hưởng cuộc sống, dành thời gian ở bên con cháu, duy trì mối quan hệ thân thiết với các thành viên trong gia đình và làm nhiều điều mình thích.

3 điều cần phải buông bỏ để nửa đời sau trọn vẹn an yên - Ảnh 2.

2. Buông bỏ quá khứ, bắt đầu cuộc sống mới

Từng nghe một câu chuyện thế này:

Có một nữ MC rất nổi tiếng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Tuy tài giỏi là thế, nhưng cuộc sống của cô lại đầy gian truân.

Con trai được 3 tháng tuổi, bác sĩ cho biết thị lực của con kém, để có tiền chữa bệnh cho con, cô đã bán nhà, thắt lưng buộc bụng, một thân một mình đưa con ra nước ngoài chạy chữa.

Người ta nói rằng cô là một người mẹ mạnh mẽ, bởi vì bệnh của con trai cô cần được kiểm tra ở nước ngoài hàng năm. Và trong 10 năm liên tục, cô vẫn kiên trì làm điều này 1 mình.

Về sau, tình trạng của đứa bé dần được cải thiện, chị cũng “chuyển từ sân khẩu về hậu trường” và bắt đầu viết sách.

Hầu hết mọi người đều trải qua nhiều khó khăn khi còn trẻ, quá khứ dù trắc trở đến đâu rồi cũng đã qua, cuộc đời vẫn còn một chặng đường dài đợi ta bước tiếp.

Từ bỏ quá khứ, suy xét lại cuộc sống và sắp xếp cảm xúc của bản thân, ta mới có thể bắt đầu một cuộc sống mới.

3. Cắt đứt những mối quan hệ độc hại, yêu thương bản thân

Có câu nói: Điều đáng buồn nhất trong đời không phải là xui xẻo, mà là lãng phí thời gian tốt đẹp cho những người không xứng đáng.

Khi còn trẻ, vì kế sinh nhai, người ta thường thỏa hiệp, nhẫn nhịn và hạ mình để tồn tại. Nhưng bây giờ hoàn cảnh đã thay đổi, ta không cần vì thể diện, vì công việc mà hạ mình nữa.

Và cuối cùng, cuộc sống hoàn toàn do chính mình quyết định. Ta không cần phải duy trì những mối quan hệ không phù hợp. Còn trẻ có quá nhiều ràng buộc và mối lo, nhưng bây giờ, hãy đối xử tốt với bản thân, hãy cắt đứt những mối quan hệ độc hại khiến mình không vui, để càng lâu thì càng không tốt cho sức khỏe tinh thần.

Sau khi về hưu, hãy học cách suy nghĩ nhiều hơn về bản thân, không tìm kiếm hạnh phúc từ người khác, cắt đứt tình bạn vô nghĩa, tình đồng nghiệp giả tạo và sống thoải mái, tận hưởng những điều tốt đẹp mà thời trẻ đã bỏ qua.