Bài viết là lời chia sẻ của một cựu giám đốc, được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc).
1. Công bằng không bao giờ tồn tại, cân bằng tâm lý là điều quan trọng nhất
Nhiều năm trước, tôi rất không hài lòng vì cơ hội thăng tiến ở công ty bị người thân của lãnh đạo tước mất. Sau này, một người sếp mà tôi vô cùng kính trọng nói với tôi rằng, cạnh tranh ở nơi làm việc không phải là cạnh tranh bề ngoài mà là việc một người có thể huy động bao nhiêu nguồn lực.
Mỗi chúng ta nên biết lùi lại một bước. Xã hội vốn đầy rẫy bất công, nhưng sự bất công này tương đối công bằng.
Điểm mấu chốt là công bằng không bao giờ tồn tại mà cân bằng tâm lý mới là điều quan trọng. Nếu gặp phải bất công và cảm thấy hoài nghi, chúng ta hãy giải quyết bằng cách bàn bạc rõ ràng. Bởi nếu chúng ta luôn ấm ức trong bất công rất có thể sẽ gây ra rắc rối, tự chặn đứng con đường phát triển của mình.
(Ảnh minh hoạ)
2. Giải quyết mâu thuẫn một cách tế nhị
Một lần, khi chúng tôi đang điều phối công việc giữa các phòng ban thì nảy sinh vấn đề, tôi đã không đến gặp trực tiếp đồng nghiệp đó để giải quyết mà định gặp người quản lý của anh ta. Lúc này, sếp cũ ngăn tôi lại và hỏi tôi đã liên lạc với đồng nghiệp đó trước chưa?
Tôi nói "chưa". Sếp cũ lại hỏi: "Cậu đã biết chuyện này ở chỗ anh ấy cụ thể như thế nào không?". Tôi cho rằng đó không phải là chuyện của tôi, vấn đề nằm ở người đồng nghiệp kia.
Sếp tôi nói rằng, nếu không tìm hiểu tình hình trước thì đồng nghĩa với việc tôi không làm tốt công việc cơ bản của mình. Nếu bạn báo cáo trực tiếp với quản lý mà không trao đổi riêng trước, bất kể điều bạn nói có đúng hay không thì chắc chắn bạn đã không tôn trọng đồng nghiệp. Còn nếu những gì bạn nói là sai, bạn đang tự hạ thấp bản thân.
Thực tế, mâu thuẫn trong công việc là điều bình thường. Cách tốt nhất là nên trao đổi và giải quyết vấn đề một cách riêng tư thay vì đẩy sự việc đi xa hơn.
3. Lắng nghe những gì người khác nói, sau đó đặt thêm câu hỏi
Khi tổ chức thảo luận nhóm, tôi nghĩ mình có năng lực tốt và hiểu biết sâu. Vì tự mãn nên khi đồng nghiệp đang nói, tôi ngắt lời giữa chừng và bày tỏ quan điểm cá nhân. Nhưng những gì tôi nói đều sai, sau đó lãnh đạo đã trực tiếp đến nói chuyện với tôi.
Sếp cũ hỏi tôi, nguyên nhân sâu xa của những sai sót và vấn đề trong công việc là gì? Tôi đã nói đó là khả năng cá nhân. Lãnh đạo nói rằng đây là câu trả lời sai bởi nguyên nhân sâu xa của những sai sót là do cách giao tiếp.
Điều này cũng giống như công việc tình báo trong chiến tranh, chỉ cần việc tình báo được thực hiện đúng cách thì một nửa cuộc chiến sẽ thắng lợi. Trong công việc cũng vậy, nếu không có sự giao tiếp tốt giữa các cá nhân rất có thể sẽ xảy ra vấn đề.
Đừng nghĩ rằng vì bạn giỏi nên người khác phải nghe bạn. Hãy lịch sự khi lắng nghe người khác mà không ngắt lời. Hãy lắng nghe những gì người khác nói trước khi chia sẻ quan điểm bản thân. Hãy đặt thêm câu hỏi sau khi nghe, đó là phép văn minh.
(Ảnh minh hoạ)
4. Không hài lòng với sếp cũng không sao, nhưng hãy góp ý tế nhị
Sau này, khi người lãnh đạo cũ về hưu, ông không nói chuyện với ai khác ngoài tôi. Ông nói rằng rất tin tưởng tôi vì tôi là người có tính cách thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng khá tinh tế.
Sếp cũ chia sẻ, trước đây trong 1 cuộc họp, vì phát biểu sai khiến nhân viên ngồi dưới không ngừng bàn tán, xì xào, thậm chí là mỉa mai không phục. Duy nhất chỉ có tôi kiên nhẫn lắng nghe hết phần trình bày bằng thái độ kính trọng. Sau đó, tôi đã đến gặp riêng sếp để chia sẻ kinh nghiệm thực chiến bằng thái độ chân thành. Tôi hiểu rằng lãnh đạo là người quản lý chung, có thể nhiều điều chi tiết họ không nắm được. Và nhân viên kém cỏi là người nhìn vào đó để trách móc sếp của mình.
Sếp nói với tôi rằng, ai cũng sẽ có những lúc không hài lòng với lãnh đạo. Nhưng đừng dại dột bày tỏ điều đó ở nơi đông người vì sẽ làm xấu mặt lãnh đạo. Tuy vậy cũng đừng giấu trong lòng, vì nếu không nói ra, làm sao lãnh đạo biết được? Cách khéo léo nhất là cố gắng trao đổi riêng với sếp sau đó.