Thất nghiệp ở tuổi trung niên thực sự rất thảm khốc. Tôi đã nhận ra điều đó khi bản thân mình bỗng dưng mất việc ở tuổi 45. Khi nghe thông báo sa thải, mọi thứ với tôi như quay cuồng và vỡ vụn. Cũng trong giây phút đó, người đàn ông vốn từng rất mạnh mẽ như tôi đột nhiên hiểu được bản chất của thế giới khắc nghiệt này.
Năm 2021, dịch bệnh kéo đến khiến tôi thất nghiệp. Vốn cho rằng đây chỉ là vấn đề nhỏ, chỉ cần gửi hồ sơ đi khắp nơi tìm việc, nhất định sẽ tìm được. Thế nhưng thực tế đã giáng cho tôi một cái tát và khiến tôi hiểu ra một sự thật: Sau 40 tuổi, tìm việc thực sự không dễ.
Liên tiếp 6 tháng sau nghỉ việc, tôi gần như suy sụp khi không có công ty nào tiếp nhận mình. Quay cuồng với đủ thứ cần phải lo, đã có lúc tôi quay sang trách móc công ty cũ, tự hỏi rằng bản thân rõ ràng đã làm việc rất chăm chỉ, tại sao lại nhận về kết quả tàn nhẫn như thế này? Nhưng rồi khi đã dành ra nhiều thời gian để suy nghĩ, tôi bỗng hiểu rằng thế giới này là một bộ lọc khổng lồ, đến một lúc nào đó, chu kỳ đào thải sẽ diễn ra, nếu bạn không còn trụ vững, bạn sẽ bị loại bỏ.
Cũng giống như trong thị trường lao động. Khi bạn không tạo ra nhiều giá trị, bạn cũng sẽ phải nhường vị trí của mình cho một người khác. Ở độ tuổi trung niên, tôi nhận ra rằng nếu một người có 3 đặc điểm này thì rất có thể họ chính là kiểu nhân viên dễ bị sa thải nhất trong thời kỳ suy thoái:
1. Giá trị sức lao động cá nhân thấp hơn nhu cầu thị trường
Có một thực tế là trên thị trường lao động, tiêu chuẩn để đánh giá một người chính là "giá trị" của họ. Mặc dù ai trong số chúng ta cũng đều ghét bị người khác sử dụng 2 từ đó để đánh giá mình, thế nhưng đó chính là thực tế của cuộc sống. Nếu bạn có ít giá trị, bạn không chịu chấp nhận và thay đổi, bạn chính là người sẽ bị đào thải.
Một nhà lãnh đạo chỉ cần 10 người trong nhóm 100 người. 10 người kia là những người có giá trị, có năng lực giúp họ xây dựng và phát triển, 90 người còn lại sẽ được lãnh đạo giữ lại và "tạo việc" cho họ làm. Nếu ở hoàn cảnh bình thường, những người này dù không nổi bật, nhưng vị trí lại rất an toàn. Tuy nhiên, khi thị trường biến động, họ sẽ trở thành mục tiêu bị loại bỏ đầu tiên. Nếu bạn cũng đang nằm ở vị trí đó, bạn phải nhanh chóng thể hiện rõ giá trị của mình ra để được cấp trên công nhận. Còn không, bạn cũng sẽ chung số phận với 90 người kia.
2. Chỉ mạnh đúng 1 lĩnh vực
Người ra vẫn hay nói "một nghề cho chín còn hơn chín nghề". Điều này không sai, tuy nhiên trong thời buổi đầy biến động như hiện nay, không phải nghề nghiệp nào bạn cũng có thể giúp bạn "bám trụ" với công ty đến suốt đời.
Xã hội đang vận động rất nhanh và ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn về nguồn nhân lực. Do đó, nếu bạn không đủ giỏi để theo đuổi một lĩnh vực nào đó, bạn có thể chuyển hướng và phát triển ở lĩnh vực khác. Trong quá trình rèn luyện, hãy cố gắng phát triển nhiều năng khiếu khác. Bởi vì chỉ khi có nhiều kỹ năng, bạn mới có nhiều lựa chọn và cơ hội cho bản thân hơn trong tương lai.
3. Chậm so với xu hướng
Trên thực tế, số phận của một con người không chỉ có quan hệ mật thiết với hành vi của cá nhân, mà còn có quan hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội và vận mệnh của thời đại. Khi một xu hướng mới xuất hiện, một ý tưởng mới, một phát minh mới nào đó đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Thế nhưng, nếu một cái mới vừa ra đời lại bị hoài nghi cự tuyệt thì không thể đưa đến xu thế phát triển.
Vây nên xu thế không thể dùng con mắt để nhìn mà phải dùng nhãn quan để phán đoán. Ai nắm bắt được xu thế sẽ nắm bắt được tương lai, không nên lấy suy luận làm kết luận, chỉ sử dụng những cái mình biết để phán đoán tương lai. Người mắt điếc tai ngơ trước cái mới nhất định sẽ bị xã hội đào thải.