Bộ não của bạn là một điều kỳ diệu, nó ghi nhớ rất nhiều thứ nhưng đôi khi nó lại quên đi các chi tiết quan trọng, chẳng hạn như cuộc hẹn với nha sĩ hay một buổi họp với khách hàng. Hoặc đôi khi, bộ não của bạn sẽ không chú ý đến những điều thiết yếu trong môi trường của bạn, khiến bạn mắc phải những sai lầm hoặc bị thương. Nếu bạn đã từng quên ghi lại nơi bạn đã để xe và dành thời gian lang thang khắp nơi để tìm kiếm chiếc xe của mình, bạn sẽ biết điều đó diễn ra như thế nào.
Bạn có xu hướng cho rằng những loại lỗi này là lỗi nhỏ hoặc đổ cho việc bạn đang bị căng thẳng hoặc thiếu thời gian. Tuy nhiên, thực tế là bạn đang bị chảy máu chất xám. Và nó là điều không thể tránh khỏi.
Hiểu được nó có thể xảy ra như thế nào có thể giúp bạn đối phó với việc này, để bạn có thể chăm sóc tốt cho bản thân và gia đình, giữ an toàn và nắm trong tay cuộc sống của mình.
Dưới đây là 5 cách mà não bộ của bạn đang đánh lừa chính bạn.
1. Tâm trí của bạn thích đi đường tắt
Bộ não của bạn, đôi khi chỉ đơn giản là nó lười biếng mà thôi. Khi cố gắng giải quyết một vấn đề hoặc đưa ra các quyết định, tâm trí của bạn thường dựa vào quy tắc ngón tay cái , tức là quy trình dễ học, dễ áp dụng, thường không hẳn chính xác và đáng tin cậy nhưng được ứng dụng rộng rãi. Hoặc tâm trí của bạn có thể đưa ra các giải pháp dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ.
Trong nhiều trường hợp, đây là cách tiếp cận hữu ích và hiệu quả. Sử dụng "phím tắt" cho phép bạn đưa ra quyết định nhanh chóng mà không cần phải lao tâm khổ tứ.
Nhưng đôi khi, chính những phím tắt tinh thần này, hay còn gọi là kinh nghiệm, có thể khiến bạn vấp ngã và phạm phải sai lầm.
Ví dụ, bạn có thể cảm thấy sợ hãi khi đi máy bay vì bạn nghĩ ngay đến những vụ tai nạn thảm khốc đã từng xảy ra. Trên thực tế, di chuyển bằng đường hàng không an toàn hơn nhiều so với di chuyển đường bộ, nhưng vì bộ não của bạn đang sử dụng một lối tắt tinh thần được gọi là kinh nghiệm sẵn có, mà bạn đã từng đọc và xem qua báo chí, điều đó khiến bạn tin rằng đi máy bay nguy hiểm hơn nhiều so với thực tế. Biết được điều này cũng không giúp bạn an toàn hơn, nhưng nó chắc chắn sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn trong suốt chuyến bay.
2. Suy nghĩ của bạn bị ảnh hưởng bởi những thành kiến tiềm ẩn
Cách bạn nhìn nhận mọi người, sự kiện hay những khía cạnh của tình huống trong cuộc sống ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có xu hướng chú trọng hơn và tìm kiếm sự xác nhận những gì bạn đã tin tưởng, đồng thời bỏ qua hoặc giảm giá trị bất cứ điều gì khác với những gì bạn nghĩ.
Những thành kiến trong nhận thức như vậy có thể ngăn cản bạn suy nghĩ rõ ràng và đưa ra quyết định chính xác về tài chính, sức khỏe hay cả cách bạn tương tác với thế giới.
3. Bộ não của bạn thích chơi trò đổ lỗi
Khi một điều gì đó tồi tệ xảy ra, việc tìm kiếm một cái gì đó để đổ lỗi là điều tự nhiên. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta bóp méo thực tế để bảo vệ lòng tự trọng của chính mình. Nói cách khác, chúng ta có thể đã làm sai nhưng không muốn chịu trách nhiệm về điều đó.
Ví dụ, sau một ngày đi biển, bạn thấy da mình bị cháy nắng. Bạn có thể cho rằng kem chống nắng bạn đang sử dụng không hiệu quả thay vì thú nhận rằng bạn đã không bôi đúng cách.
Tại sao chúng ta lại có xu hướng tham gia vào trò chơi đổ lỗi này? Các nhà nghiên cứu tin rằng việc đổ lỗi giống như một cách để bảo vệ lòng tự trọng của chúng ta và bảo vệ chúng ta khỏi nỗi sợ thất bại.
Theo lối suy nghĩ này, những điều tồi tệ xảy ra với bạn là do những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Mặt khác, thành công của bạn là đến từ kỹ năng, nỗ lực và những ưu điểm của bạn.
4. Bộ não của bạn có thể bị mù thoáng qua
Mù thoáng qua là một thuật ngữ được các nhà tâm lý học sử dụng để mô tả việc con người có khuynh hướng bỏ lỡ những thay đổi ngay trước mặt.
Có quá nhiều thứ đang diễn ra trên thế giới tại bất cứ thời điểm nào khiến cho não bộ khó có thể tiếp nhận mọi chi tiết. Do đó, đôi khi chúng ta dễ dàng bỏ lỡ những thay đổi lớn xảy ra ngay trước mắt mình.
Nếu bạn đang tập trung vào một thứ, bạn có thể sẽ bỏ qua một lượng lớn thông tin khác mà não bộ của bạn không thể xử lý được vào thời điểm đó.
5. Trí nhớ của bạn không sắc nét như bạn nghĩ
Bộ nhớ của bạn không giống như một chiếc máy ghi hình có thể lưu giữ được các sự kiện một cách chính xác như chúng đã xảy ra. Bộ nhớ của bạn mong manh hơn, thiếu chính xác hơn và dễ bị ảnh hưởng hơn bạn tưởng.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy việc xem một video người khác làm điều gì đó thực sự khiến những người tham gia tin rằng họ đã tự mình thực hiện nhiệm vụ.
Chúng ta cũng có xu hướng quên một lượng lớn thông tin, từ những chi tiết vụn vặt mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày đến những thông tin quan trọng mà chúng ta cần. Elizabeth Loftus, một chuyên gia tâm lý về trí nhớ cho rằng có một vài lý do chính đằng sau những lỗi bộ nhớ này. Không thể truy xuất thông tin từ bộ nhớ, trở thành nạn nhân của những ký ức cạnh tranh, không lưu trữ thông tin trong bộ nhớ và cố tình quên đi những ký ức đau buồn chỉ là một vài trong số những nguyên nhân cơ bản có thể gây ra chứng hay quên.