Có một câu chuyện ngụ ngôn: Ở một vùng nông thôn nọ, ngựa và lừa là một đôi bạn tốt. Bỗng một ngày, ngựa quyết định đi bôn ba cùng đoàn thương nhân trong làng, còn lừa chọn tiếp tục kéo cối xay trong công xưởng.
17 năm sau, ngựa trở về và gặp lại lừa. Ngựa đã kể lại những gì nó đã thấy và nghe trong cuộc hành trình. Câu chuyện của ngựa khiến lừa phải há hốc mồm. Nó thở dài nói: "Bạn thấy rất nhiều thứ, con đường khó khăn như vậy, tôi nghĩ cũng không dám nghĩ tới".
Ngựa mỉm cười: "Thật ra, trong khoảng thời gian này, quãng đường bạn đã đi không hề thua tôi, chỉ là bạn cả đời chỉ vây quanh cái cối xay, tuy rằng bận rộn nhưng chưa bao giờ thoát ra khỏi mảnh đất nhỏ bé này".
Đôi khi, chúng ta cũng giống như con lừa này, tất bật bận rộn nhưng không có gì trong tay. Càng bận rộn, càng mờ mịt, loay hoay trong vòng luẩn quẩn "bận rộn mù quáng".
Có thể bạn chỉ đang "bận rộn mù quáng"
Một cư dân mạng đã chia sẻ một ngày của mình như sau:
"Thức dậy lúc 5 giờ sáng mỗi ngày và chạy bộ. Trong lúc chạy, cô suy nghĩ tại sao không sử dụng buổi sáng đẹp trời này để đọc sách? Sau đó, chưa đọc được mấy trang sách đã phải đi làm bữa ăn sáng cho con và chồng.
Khi đi làm, vốn định cố gắng làm việc, tranh thủ về nhà sớm với con. Chưa được bao lâu, cô lại bị cuốn vào những tin nhắn từ các nhóm trên ứng dụng mạng xã hội. Đó là còn chưa kể đến những lúc ăn uống như trà sữa, trà chiều, ăn vặt… Đến khi tan tầm mới phát hiện còn rất nhiều công việc chưa hoàn thành. Thế là cô chỉ có thể làm thêm giờ, khi trở về nhà, con nhỏ đã ngủ từ lâu.
Nằm vắt tay lên trán, người phụ nữ tự hỏi: Thời gian một ngày nhiều như vậy, tại sao mình luôn trong trạng thái bận không ngơi tay, để lỡ rất nhiều điều quan trọng trong cuộc sống?".
Bạn đã bao giờ gặp trường hợp tương tự chưa?
Mỗi ngày đều bận rộn sinh hoạt, lại không biết đều bận rộn cái gì. Thời gian không bao giờ là đủ, luôn luôn mong đợi một ngày nhiều hơn 24 tiếng. Tuy nhiên, sự bận rộn như vậy thực sự có thể được giải quyết trong khi một ngày có thể nhiều giờ đồng hồ hơn?
Nhà văn người Pháp La Rochefoucauld từng nói: "Người bận rộn cả ngày chỉ biết làm những chuyện nhỏ nhặt chắc chắn không thể làm nên đại sự".
Chúng ta nghĩ rằng bận rộn là nỗ lực, nỗ lực sẽ có kết quả, tuy nhiên, bận rộn không có mục tiêu và khả năng quản lý thời gian thì mọi cố gắng chỉ như "nước đổ lá khoai".
Mù quáng dùng sức, sức mạnh lớn hơn nữa cũng vô ích. Phương hướng đã sai thì không bao giờ đạt được mục đích mong muốn, bận rộn hơn cũng thành dư thừa.
Bận rộn có thu hoạch mới đúng nghĩa
Tại sao cố gắng như vậy nhưng vẫn không thể có cuộc sống tốt hơn? Thật ra, không phải là cố gắng vô ích, chỉ là bạn đang nỗ lực không hiệu quả.
Có người bận rộn cả đời, đến khi nhìn lại mọi thứ mới ngỡ ngàng, làm thì nhiều nhưng không thể tìm thấy ý nghĩa chân chính. Có người nhìn như lười biếng, kì thực âm thầm hành động, thu hoạch nhiều không kể xiết, chỉ là họ muốn một mình tận hưởng thành quả của mình tự tạo ra.
Đánh giá năng lực của một người cao hay thấp, không phải dựa trên tiêu chí "bạn bận rộn như thế nào", mà là "bạn làm nên bao nhiêu thành tựu".
Nhóm nghiên cứu sinh học tiến hóa tại Đại học Hokkaido ở Nhật Bản đã thực hiện một thí nghiệm trên loài kiến.
Họ phát hiện hầu hết những con kiến đều làm việc chăm chỉ, làm sạch tổ kiến, mang thức ăn và hầu như không nghỉ ngơi. Song, một số ít con kiến rất lười biếng, có vẻ không có gì để làm, lạc loài trong một nhóm đang bận rộn.
Thật thú vị là khi nhóm nghiên cứu cắt đứt nguồn thức ăn của đàn, những con kiến siêng năng ngay lập tức trở nên hỗn loạn. Và "kiến lười biếng" vẫn bình tĩnh dẫn dắt cả đàn kiến di chuyển đến các nguồn thức ăn mới.
Đây là "hiệu ứng kiến lười biếng" (Lazy Ant Effect) nổi tiếng. "Con kiến lười biếng" thực sự không phải là lười biếng, mà siêng năng suy nghĩ, giỏi quan sát.
Đối nhân xử thế cũng giống như vậy, cuộc sống có bận rộn đến đâu cũng phải để lại khoảng trống, lấp đầy quá nhiều thì lại mất phương hướng. Dành một thời gian nhất định để nhìn nhận bản thân và khám phá. Những nỗ lực như vậy mới có đường lối mục tiêu rõ ràng, cũng dễ dàng đạt được kết quả.
Sau khi tất cả, mục đích bận rộn của chúng ta là để có thu hoạch, ý nghĩa của nỗ lực là để tiến bộ.
Từ chối "bận rộn mù quáng" và kiểm soát cuộc sống
Giáo sư Jordan Peterson, một chuyên gia tâm lý học nổi tiếng, đã tóm tắt 4 biểu hiện của "sự siêng năng giả".
1. Dành nhiều thời gian để làm những điều dễ dàng nhất, nhưng cũng khoe khoang ở khắp mọi nơi: không có công lao cũng có khổ lao.
2. Trì hoãn trên danh nghĩa "chuẩn bị", nhìn thì bận rộn nhưng mọi thứ không có tiến triển.
3. Không bao giờ kiểm tra kết quả công việc, không quan tâm làm sai hay đúng; chỉ gục mặt chạy về phía trước mà không ngước lên nhìn đường.
4. Đọc rất nhiều sách nhưng không nắm được cốt lõi và không biết vận dụng trong thực tiễn.
Thật vậy! Không phải nỗ lực nào cũng đều có hiệu quả. Không phải cứ bận rộn là có kết quả.
Vậy làm thế nào để thoát khỏi bận rộn mù quáng và kiểm soát cuộc sống?
1. Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch.
2. Phân biệt chuyện quan trọng và thứ yếu để sắp xếp ưu tiên.
3. Học cách suy nghĩ và điều chỉnh kịp thời.
4. Buông bỏ sự trì hoãn.
Con người khó tránh khỏi có lúc lơi lỏng.
Sự khó chịu của cơ thể, tâm tình không vui, sự can thiệp của các tác động bên ngoài, có thể khiến chúng ta do dự, bỏ cuộc giữa chừng, đến cuối cùng không thể tránh khỏi luống cuống tay chân.
Không cho mình bất kỳ lý do nào để trì hoãn, tập trung vào kế hoạch, bạn sẽ phát hiện bản thân không hề tầm thường.