Ngoài xem phim, nghe nhạc, đọc sách truyện thì chơi giải đố cũng là một cách giải tỏa căng thẳng. Vào những ngày cuối tuần, bạn có thể cùng bạn bè, người thân chơi giải đố. Trò chơi này không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp bạn nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện tư duy và sự nhanh nhạy.
Còn bây giờ, bạn hãy thử sức ngay với một câu đố trong Nhanh Như Chớp nhé! Câu đố có nội dung như sau:
"Hoa gì nghe tên đã thấy mệt mỏi?".
Ảnh minh họa.
Đây là một câu đố chữ, đòi hỏi bạn phải có vốn ngôn ngữ đa dạng cùng sự liên tưởng phong phú. Hãy cùng liệt kê những từ đồng nghĩa nghĩa với "mệt mỏi": Uể oải, chán chường,…
Và đáp án mà chương trình đưa ra là: HOA OẢI HƯƠNG. Từ "oải" còn là tính từ, chỉ sự mệt mỏi, chán nản.
Thêm một số thông tin về loài hoa này thì: Hoa oải hương hay còn gọi là hoa Lavender, là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng, nguồn gốc đến từ vùng Địa Trung Hải.
Hoa oải hương có phần thân dài, màu ngả xám, phần lá không có cuống và biết đến cách đây hàng ngàn năm. Người La Mã đã mang oải hương đi phổ biến khắp châu Âu. Tất cả những nơi nào họ đã đặt chân đến đã tạo nên nguồn cung cấp tinh dầu oải hương cho địa phương. Từ thời Trung Cổ, nó được xem là thứ thảo dược của tình yêu.
Hoa oải hương là loài cây thảo dược đem lại nhiều công dụng. Mùi hương của hoa trong tủ quần áo có thể lưu giữ được đến hàng tháng. Không những vậy, hoa oải hương còn có tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh đau nửa đầu. Vì có công dụng bổ thần kinh nên oải hương thường được dùng làm trà chữa trị bệnh đau đầu, suy nhược, cảm nắng.
Người ta thường kết những cụm hoa oải hương treo lên, phơi khô. Khi hoa đã hoàn toàn khô thì có thể sử dụng được lâu dài. Lá cũng làm được tương tự như thế nhưng không thơm bằng hoa.
Hoa oải hương có mùi thơm được nhiều người yêu thích. (Ảnh minh họa)
Hoa oải hương chứa tinh dầu 3%. Ngoài ra, trong thành phần hóa học của hoa còn gồm: 12% tannin, chất đắng, dẫn xuất của nhựa coumarin, flavonoid, cineol, borneol,… Nguyên tố có giá trị nhất được tìm thấy trong tinh dầu hoa oải hương là linalyl acetate. Tỷ lệ của nó là 50%.
Theo y học cổ truyền, hoa oải hương trị đau đầu. Loài hoa này có tác dụng trong chữa trị bệnh đau đầu, suy nhược, cảm nắng. Ngoài ra, hoa oải hương được ứng dụng để trị mụn, dị ứng, vảy nến,… Loài hoa này cũng được dùng để sát khuẩn vết thương. Trong thời chiến tranh, hoa oải hương dùng để kháng viêm, khử trùng, giảm đau và làm dịu, có thể dùng để sát trùng vết thương.
Theo y học hiện đại, oải hương có mùi hương thơm sạch dùng để xua đuổi ruồi, muỗi và các loại côn trùng có hại. Hoa oải hương có tác dụng làm thuốc an thần, dùng để pha trà giúp ngủ ngon, ổn định hệ thần kinh và huyết áp,… Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh, ho cũng có thể dùng tinh dầu oải hương làm ấm phổi, tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, người làm việc trí óc có thể sử dụng hương thơm từ hoa oải hương để giảm mệt mỏi và căng thẳng. Công dụng của hoa oải hương làm dịu tinh thần sẽ giúp giảm thiểu tình trạng, lo lắng quá mức, mất ngủ và sốc tinh thần.