EQ là chỉ số biểu đạt khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của một người. Nếu bạn là người có EQ cao nghĩa là bạn có thể xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân một cách thấu cảm và giúp bạn đạt được các mục tiêu nghề nghiệp của mình tốt hơn.
Các nghiên cứu khác nhau đã khẳng định rằng những người có thành tích cao nhất tại nơi làm việc thể hiện mức độ cảm xúc của họ cao hơn so với các nhân viên khác. Nói một cách đơn giản, 90% người có thành tích cao tại nơi làm việc sở hữu EQ cao, trong khi 80% người có thành tích thấp có EQ thấp. Dưới đây là các biểu hiện mà chúng ta có thể dễ nhận thấy ở những người có trí tuệ cảm xúc thấp.
Khả năng xây dựng mối quan hệ thấp
Những người sở hữu EQ thấp thường khó có thể xây dựng được các mối quan hệ sâu sắc. Tình bạn thân thiết được xây dựng trên sự đồng cảm, thấu hiểu và coi trọng nhau. Đây là điều những người có EQ thấp khó làm được. Ngược lại, họ hay có xu hướng đề cao bản thân và coi thường người khác.
Những người EQ thấp có xu hướng tự cho mình đúng, không lắng nghe lời người khác. Dù người khác chứng minh lời họ nói là sai, họ vẫn cố tìm cách bảo vệ quan điểm của mình. Không chỉ có vậy, những người chỉ số cảm xúc thấp thường không để ý hoặc coi thường cảm xúc của người xung quanh, họ thường có tiêu chuẩn kép khi đối xử với người khác không đúng mực nhưng lại rất tức giận khi có ai đó đối xử với mình như vậy. Vì thế, họ ít mối quan hệ thân thiết.
Khó kiểm soát cảm xúc
Người có EQ thấp thường vui buồn vô cớ và thường có khuynh hướng phóng đại những cảm xúc này lên. Khi vui hoặc buồn, họ thường không kiểm soát được lời nói và hành vi của mình. Hành động hay quyết định của họ thường dựa vào cảm xúc chứ ít khi nào do lý trí làm chủ. Khi gặp những chuyện không vừa ý, họ thường có khuynh hướng phóng đại những cảm giác tiêu cực như đau khổ, oán hận, ghen ghét… và có những hành động tiêu cực tương ứng như khóc lóc, vật vã, gào thét… không thể tự chủ được.
Người có EQ thấp có khả năng dự trù tình huống và chuẩn bị tâm lý kém vì thế họ rất dễ mất bình tĩnh và hành động cảm tính khi rơi vào những tình huống không như ý muốn. Trong tranh luận, họ dễ bị lôi kéo vào những cuộc tranh cãi vô bổ mang nặng tính thắng thua. Cảm xúc, suy nghĩ và hành động của người có EQ kém thường bị phụ thuộc vào cảm xúc và hành vi của người đối thoại với họ mà ít khi do chính bản thân họ điều tiết.
Dễ bị stress
Trạng thái căng thẳng sẽ diễn ra thường xuyên khi bạn cố kìm nén cảm xúc của mình. Khi đó chúng sẽ nhanh chóng khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng và lo lắng. Những cảm xúc không được giải tỏa sẽ khiến tâm trí và cơ thể trở nên căng cứng.
Nếu như người có chỉ số EQ cao luôn biết cách kiểm soát stress dễ dàng hơn vì khi nhận thức được vấn đề, họ sẽ tìm mọi cách giải quyết những tình huống khó khăn trước khi mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Ngược lại, với những người EQ thấp, họ sẽ thường rơi vào trạng thái bế tắc và dễ tìm đến những phương pháp khác kém hiệu quả hơn để kiểm soát cảm xúc. Họ sẽ dễ bị lo âu, trầm cảm, thậm chí lạm dụng chất gây nghiện chỉ để giải tỏa mớ cảm xúc hỗn độn của bản thân.
Định kiến và cố chấp
Những người có chỉ số EQ thấp rất nhanh có định kiến và sau đó họ thu thập những bằng chứng ủng hộ ý kiến của mình và phớt lờ mọi bằng chứng chứng minh điều ngược lại. Thông thường họ sẽ tranh cãi tới cùng để bảo vệ lý lẽ của mình. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người lãnh đạo, vì các ý tưởng chưa được suy nghĩ thấu đáo của họ có thể trở thành chiến lược của cả nhóm.
Tổng hợp