Giải mã loạt câu nói ẩn ý kinh điển của các bà mẹ: Nói 1 phải hiểu 10, nghe vậy mà không phải vậy!

“Ôi các bảnh ơi, các bảnh có thấy người lớn đều nói chuyện rất nhiều ẩn ý không. Nhiều khi họ nói vậy mà không phải vậy ấy. Hay do tôi bị overthinking quá nhỉ?”.

“Từng có lần mình đến nhà bạn trai chơi, bác gái cứ hỏi rằng: ‘Đường về nhà cháu có phải đi qua sông không’. Lúc đó mình cũng thật thà bảo không, về nhà rồi mới biết ý bác không phải hỏi đường mà do mình mặc váy hơi ngắn nên đang nhắc khéo mình”.

“Ôi các bảnh ơi, các bảnh có thấy người lớn đều nói chuyện rất nhiều ẩn ý không. Nhiều khi họ nói vậy mà không phải vậy ấy. Hay do tôi bị overthinking quá nhỉ?”.

Đó là một trong số những topic chia sẻ đang hot trên Threads dạo gần đây. Đặc biệt là sau một vài ồn ào về cách cư xử của mẹ chồng - nàng dâu, nhiều Gen Z bày tỏ hội phụ huynh, nhất là các bà mẹ luôn có những lối nói ẩn ý khá giống nhau, nếu không tinh ý sẽ không nhận ý nghĩa thật mà họ đang muốn nói tới.

Song trên thực tế, phần đông người trẻ đều đồng ý rằng đây là điểm chung của thế hệ trước, dù ở đâu cũng có người thích nói chuyện theo kiểu chơi chữ hoặc ẩn ý thay vì nói thẳng.

Cách nói này đôi khi là để trêu đùa vui vẻ nhưng đôi khi cũng là để dạy bảo, nhắc nhở ai đó. Nhưng vì không muốn trực tiếp nói thẳng vào vấn đề, người lớn thường hay nói lái đi hoặc lấy những ví dụ liên quan để nhắc khéo, tránh làm mất lòng người nghe. Do đó, không ít Gen Z cho rằng nhiều khi trò chuyện với hội phụ huynh phải nghe 1 hiểu 10, chứ không sẽ không biết họ đang muốn nói tới điều gì.

Dưới đây sẽ là một số ví dụ điển hình về những câu hay nói của hội phụ huynh và ý nghĩa thực sự của nó.

Giải mã loạt câu nói ẩn ý kinh điển của các bà mẹ: Nói 1 phải hiểu 10, nghe vậy mà không phải vậy! - Ảnh 1.
Giải mã loạt câu nói ẩn ý kinh điển của các bà mẹ: Nói 1 phải hiểu 10, nghe vậy mà không phải vậy! - Ảnh 2.

Đôi khi người trẻ thường bày tỏ sự khó chịu khi mỗi dịp gặp mặt người lớn lại hay bị hỏi chuyện kết hôn một cách trực diện như: "Bao giờ lấy chồng?". Hoặc không thì những câu hỏi tế nhị liên quan đến tiền lương, thu nhập,... cũng bị cho là nhạy cảm nếu người lớn đề cập tới.

Do vậy để "làm mới" câu hỏi này, hội phụ huynh thường sẽ chọn cách kể chuyện, so sánh với một ai đó khác. Nghe tưởng kể chuyện vô thưởng, vô phạt thôi nhưng thực tế là đang nhắc khéo bạn đấy.

Giải mã loạt câu nói ẩn ý kinh điển của các bà mẹ: Nói 1 phải hiểu 10, nghe vậy mà không phải vậy! - Ảnh 3.
Giải mã loạt câu nói ẩn ý kinh điển của các bà mẹ: Nói 1 phải hiểu 10, nghe vậy mà không phải vậy! - Ảnh 4.

Người lớn thường có những câu hỏi hết sức đơn giản nhưng nếu đặt trong tình huống cụ thể, đó thật sự ẩn chứa lời nhắc nhở khéo léo hoặc đang ngầm nhận xét một ai đó.

Chẳng hạn với những ai đi làm, đi học xa vì bận bịu mà lâu không gọi điện về cho gia đình, bố mẹ sẽ không bao giờ mắng mỏ thẳng bạn như thời con nít mà sẽ nói: "Nay hết tiền hay sao lại gọi cho bố mẹ thế". Cứ nghĩ chỉ là một câu đùa thôi nhưng thực chất, bố mẹ đang trách bạn thiếu quan tâm, không lo lắng cho gia đình.

Giải mã loạt câu nói ẩn ý kinh điển của các bà mẹ: Nói 1 phải hiểu 10, nghe vậy mà không phải vậy! - Ảnh 5.
Giải mã loạt câu nói ẩn ý kinh điển của các bà mẹ: Nói 1 phải hiểu 10, nghe vậy mà không phải vậy! - Ảnh 6.

Vẫn là mẹ và những câu nói nếu như người nghe không thuộc tuýp "overthinking cấp độ 1" chắc sẽ không bao giờ hiểu.

Giải mã loạt câu nói ẩn ý kinh điển của các bà mẹ: Nói 1 phải hiểu 10, nghe vậy mà không phải vậy! - Ảnh 7.
Giải mã loạt câu nói ẩn ý kinh điển của các bà mẹ: Nói 1 phải hiểu 10, nghe vậy mà không phải vậy! - Ảnh 8.
Giải mã loạt câu nói ẩn ý kinh điển của các bà mẹ: Nói 1 phải hiểu 10, nghe vậy mà không phải vậy! - Ảnh 9.

Tuy nhiên, không phải lúc nào người lớn nói chuyện cũng 100% chỉ toàn ẩn ý. Cần phải dựa thêm vào hoàn cảnh giao tiếp, thái độ khi trò chuyện lẫn cả tông giọng, biểu cảm mới nhận định được câu nói của hội phụ huynh là đang nói thật hay nói khéo.

Mặc dù có phần khó hiểu nhưng nhiều bạn trẻ cho rằng, kiểu nói chuyện này của thế hệ trước cũng là cách để nhắc nhở giới trẻ cần có sự tinh tế hơn trong cách ứng xử với bất kỳ mối quan hệ nào. Thậm chí, đây còn được cho là đã hiện đại và nói giảm nói tránh, bớt xéo sắc hơn rất nhiều so với thời ngày xưa khi các ông, các bà dạy con toàn bằng ca dạo tục ngữ.

Nhiều người trẻ cũng bày tỏ trong nhiều trường hợp không phải cứ vô tư, hồn nhiên là sẽ ghi điểm trong mắt người lớn mà cần quan sát xung quanh nhiều hơn. Dẫu có hơi "nhức đầu" vì phải suy nghĩ họ đang có ý nói gì với mình song Gen Z cũng cho rằng thay vì bị mắng một cách trực diện dễ tổn thương thì cách nói hàm ý này vẫn hơn bởi: "Ai hiểu thì hiểu mà nếu không hiểu thì thôi, bỏ qua cho nhẹ lòng".

https://ahadep.com/giai-ma-y-nghia-loat-cau-cua-mieng-cua-hoi-phu-huynh-noi-1-phai-hieu-10-nghe-vay-ma-khong-phai-vay-20240602062435291.chn