Cạnh tranh ở nơi làm việc vốn rất khốc liệt. Mỗi công ty đều có cho mình những triết lý và văn hóa doanh nghiệp riêng, yêu cầu đối với nhân viên cũng không nhất quán, những câu hỏi mà người phỏng vấn đưa ra cũng rất khó đoán, do đó việc phát triển khả năng thích ứng và phân tích vấn đề là điều rất quan trọng.
Tiểu Văn là một sinh viên đại học mới tốt nghiệp, vì không muốn về quê làm việc sau bao nhiêu năm học tập Văn quyết định ở lại thành phố tìm việc làm. Sau khi nộp hồ sơ cho hàng chục công ty, Văn nhận được lời mời phỏng vấn từ một công ty mà cô khá ưng ý.
Ngày phỏng vấn, những ứng viên tới phỏng vấn được chia thành các nhóm, nhóm của Văn được phỏng vấn bởi một quản lý nữ. Sau khi xem lý lịch của Văn và hai ứng viên nữ còn lại, người phỏng vấn hỏi: Hai ngọn núi lớn nào khiến bạn gặp áp lực?
Không khí trong phòng bỗng chốc trở nên lúng túng.
Ứng viên thứ nhất trả lời: "Là thứ mà tất cả phụ nữ đều có".
Ứng viên khác nghe thấy câu trả lời lập tức đỏ mặt, vội vàng nói: "Tôi tới đây để phỏng vấn xin việc làm chuyên môn, không phải tới để nghe công ty đưa ra những câu hỏi không phù hợp như vậy. Xin hãy tôn trọng tôi."
Nhà tuyển dụng nghe xong lắc đầu nói: "Câu hỏi của tôi rất rõ ràng, hoàn toàn không có ý gì khác, mấu chốt nằm ở cách suy nghĩ của hai bạn."
Hai cô gái lập tức cúi đầu.
Tới lượt Văn, cô đáp: "Tôi nghĩ hai ngọn núi lớn đè nặng lên tôi là trách nhiệm và gia đình. Tôi là con một nên tôi có nghĩa vụ và trách nhiệm chăm sóc cho gia đình, sự kỳ vọng của gia đình đối với tôi cũng chính là áp lực cho tôi."
Câu trả lời khéo léo của Văn xóa tan không khí gượng gạo trong phòng.
Nhà tuyển dụng nghe xong gật đầu hài lòng, lập tức tuyển dụng Văn.
Hấp tấp trong quá trình phỏng vấn là lỗi sai mà rất nhiều ứng viên tham gia ứng tuyển cho một công việc hay gặp phải. Không có câu hỏi nào là ngẫu nhiên, mỗi một thử thách đều ẩn chứa một dụng ý của nhà tuyển dụng, vì vậy, rèn luyện tư duy sâu, sự bình tĩnh và tự tin trong quá trình đi tìm việc làm là ba nhân tố cần thiết mà bất cứ ai cũng nên sớm trang bị cho bản thân.