Nhiều người trong suốt những năm đi làm, họ đều làm việc một cách nghiêm túc, chăm chỉ nhưng vẫn không thể thăng tiến. Lý do đến từ những suy nghĩ, thói quen là rào cản khiến họ khó chạm đến những vị trí cao hơn. Họ thậm chí còn không nghĩ rằng mình có thể làm được một vị trí công việc tốt hơn. Dưới đây chính là 6 điều “tối kỵ” khiến bạn không thăng tiến được trong sự nghiệp.
1. Ngại lên tiếng ngay cả khi bạn có ý tưởng
Nhiều người có xu hướng ngại nói lên ý tưởng, quan điểm của bản thân vì sợ sai sẽ bị chê cười, thiếu sự tin tưởng vào chính mình. Giả sử bạn đang tham gia một cuộc họp và bạn có một ý tưởng tuyệt vời sẽ giúp nhóm của bạn hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, bạn lo lắng rằng người khác sẽ đánh giá bạn, rằng họ sẽ nghĩ rằng ý tưởng của bạn là ngu ngốc, hoặc rằng bạn sẽ vấp váp trong lời nói của mình. Vì vậy, bạn quyết định không chia sẻ ý tưởng.
Nếu cứ như vậy, ngày qua ngày, những ý tưởng sáng tạo thể hiện tài trí của bạn sẽ mãi bị chôn chặt trong sự hoài nghi. Bạn không nói, giữ im lặng trong các cuộc họp có thể khiến người khác nghĩ rằng bạn không có ý tưởng.
Ảnh minh họa.
Bạn không thể hiện bản thân, chia sẻ ý kiến, nêu chính kiến riêng thì cấp trên sẽ không nhận ra được năng lực của bạn. Khi không ai nhận ra năng lực của bạn, làm sao để bạn có thể nhận được sự công nhận của sếp, được thăng chức, tăng lương? Vậy nên hãy tự tin với những ý tưởng, chính kiến của mình và đừng ngần ngại trình bày nó ở các cuộc họp.
2. Liên tục chậm “deadline”
Sự chần chừ, trì hoãn chính là lý do khiến nhiều người thường xuyên chậm “deadline”. Nhiều người mắc phải vòng lặp của sự trì hoãn vì sự lo lắng không thể hoàn thành tốt công việc và nỗi sợ thất bại. Nhưng nếu không bắt tay vào làm, công việc sẽ vẫn còn đó đợi bạn. Sự lo lắng, nỗi sợ có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian nếu không được giải quyết. Bạn càng trốn tránh, bộ não của bạn càng học được rằng trốn tránh là cách duy nhất để giảm bớt lo lắng. Dần dần, điều này sẽ trở thành một thói quen xấu.
Mặt khác, có người thường xuyên chậm trễ công việc vì mất tập trung và thiếu kỹ năng quản lý thời gian. Tuy nhiên, dù lý do là gì thì việc trì hoãn, trốn tránh công việc về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu suất làm việc của bạn. Và giải pháp cho sự trì hoãn, chậm trễ công việc là đối mặt trực tiếp với nhiệm vụ và “cố gắng hoàn thành thay vì vòng vo”. Chúng ta có thể lên kế hoạch, chia các nhiệm vụ thành các đầu việc nhỏ hơn có thể là một cách để làm cho chúng bớt khó khăn hơn.
Ảnh minh họa.
3. Bạn cáu kỉnh và phán xét đồng nghiệp của mình
Lauren Appio, nhà tâm lý học, huấn luyện viên nghề nghiệp cho biết: “Nhiều người đã quen với việc thể hiện sự lo lắng khi cầu toàn về công việc của mình và sợ rằng nó không bao giờ đủ tốt. Và một trong những cách họ ‘lén lút’ biểu hiện ra sự lo lắng này là cáu kỉnh, phán xét và khó chịu với đồng nghiệp”.
Nhưng sự biểu hiện kia là vô nghĩa, thậm chí còn gây cản trở sự nghiệp. Duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp không chỉ giúp ngày làm việc trôi qua nhanh hơn, nó cũng rất quan trọng để giúp bạn thăng tiến trong công ty của mình. Việc cáu kỉnh, bàn tán hay việc “gây thù chuốc oán” với đồng nghiệp sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn.
Nếu bạn thường xuyên có thái độ không tốt với đồng nghiệp, mọi người có thể sẽ khó chịu và cố gắng tránh làm việc với bạn. Lúc này, bạn có thể rơi vào trạng thái căng thẳng khi luôn cảm thấy mình không thể dựa vào bất kỳ ai để thực hiện công việc, điều đó chắc chắn sẽ làm tăng áp lực khiến bạn làm việc quá sức.
4. Luôn cảm thấy mệt mỏi khi làm việc
Áp lực công việc là điều khó tránh khỏi. Nhiều người luôn cảm thấy mệt mỏi, bị kiệt sức khi khối lượng công việc quá nhiều hay khi công việc gặp trục trặc, khó khăn. Điều này đến từ việc bạn không có đủ thời gian nghỉ ngơi để thông suốt, thoải mái hơn khi làm việc. Khi bạn làm việc với một tâm thế thoải mái, công việc cũng trở nên hiệu quả và thuận lợi, suôn sẻ hơn.
Ngoài ra, để không bị “ngộp” khi khối lượng công việc lớn, nhịp làm việc quá nhanh, bạn hãy lập kế hoạch cho công việc, sự nghiệp của mình. Trước mỗi khó khăn trong công việc, hãy kéo mình ra khỏi sự căng thẳng và mệt mỏi, để bản thân suy nghĩ thoải mái nhất có thể thì bạn mới có thể giải quyết, hoàn thiện tốt công việc được.
Ảnh minh họa.
5. Từ chối cơ hội mới vì không dám bước ra khỏi vùng an toàn
Nhiều người có xu hướng lo sợ về những điều chưa biết, không dám thử sức với cơ hội mới, điều này có thể khiến họ bị mắc kẹt trong những vai trò và công việc mà lẽ ra họ nên rời bỏ từ lâu. Những suy nghĩ “sợ rằng mình không làm được”, không tin tưởng vào năng lực của bản thân khiến bạn chùn bước, khi cơ hội ở ngay trước mắt cũng không dám nắm lấy.
Tiến sĩ Cicely Horsham-Brathwaite, nhà tâm lý học tham vấn và chuyên gia tư duy cho biết nỗi sợ hãi về những điều chưa biết cũng có thể khiến mọi người rơi vào tình trạng không có một công việc tốt hơn vì họ không tin rằng mình có thể xử lý những gì cần thiết để đảm nhận vai trò phù hợp với đóng góp nghề nghiệp của họ.
Horsham-Brathwaite nói rằng để đối phó với loại lo lắng này, bạn có thể tìm ai đó trong tổ chức, chẳng hạn như một người cố vấn hoặc đồng nghiệp đáng tin cậy, người có thể giúp bạn thực hiện một số thử nghiệm thực tế. Bạn có thể hỏi họ những câu hỏi như: “Bạn thấy thế nào khi tôi chia sẻ suy nghĩ của mình trong cuộc họp hôm nay? Điều đó có hợp lý không?”.
Bằng cách đó, bạn có thể cảm thấy tự tin hơn khi theo đuổi các cơ hội, sẵn sàng lên tiếng và được chú ý mà không cảm thấy quá lo lắng.
Ảnh minh họa.
6. Mắc kẹt trong sự nghiệp mà bạn chọn chỉ để làm hài lòng người khác
Nếu bạn là người thích làm hài lòng mọi người, bạn thường lo lắng nhiều hơn về những gì người khác nghĩ về bạn hơn là cách bạn nghĩ về bản thân. Đây là một đặc điểm làm việc lo lắng có thể ngăn bạn tìm kiếm loại nghề nghiệp đích thực mà bạn thực sự muốn và khiến bạn mắc kẹt trong nghề nghiệp mà bạn ghét.
Chuyên gia cho biết kiểu lo lắng này ở những người theo đuổi một loại công việc vì nó sẽ khiến cha mẹ họ hài lòng. Họ không dám theo đuổi sự nghiệp là mong muốn, mơ ước của bản thân vì đó không phải điều cha mẹ muốn. Và nếu sự phản đối của gia đình là gốc rễ khiến bạn lo lắng, không làm công việc mình muốn, hãy thử xem suy nghĩ của gia đình bạn đến từ đâu và trò chuyện khó khăn với họ về nghề nghiệp mà bạn muốn theo đuổi. Cuộc trò chuyện có thể làm bạn ngạc nhiên. Bạn đừng nên đánh giá thấp hiệu quả của một cuộc trò chuyện và cũng đừng đánh giá cao sự chịu đựng của bạn. Bởi nếu làm việc chỉ để làm “hài lòng” người khác, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi.
Theo Huffpost