EQ là viết tắt tiếng anh của Emotional Quotient - còn gọi là trí tuệ cảm xúc, hoặc chỉ số cảm xúc, được hiểu theo nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người xung quanh. Nhiều chuyên gia cho rằng EQ còn là chìa khóa quan trọng hơn IQ (chỉ số thông minh) trong việc quyết định sự thành công của con người. Người có trí thông minh cảm xúc cao khéo léo trong cách đối nhân xử thế, có khả năng xây dựng các mối quan hệ bền chặt, công việc diễn ra suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó, những người có EQ sẽ có “4 không làm” và “3 không nói” sau:
“4 không làm”
Hành động bộc phát
Người sở hữu EQ cao không hành động bồng bột, họ suy nghĩ trước khi nói, làm dù bản thân đang căng thẳng, mệt mỏi . Thói quen này giúp họ có khả năng bình tĩnh ở mọi tình huống, giải quyết vấn đề thuận lợi. Từ đó, họ nhận được cái nhìn thiện cảm, đánh giá tốt từ những người xung quanh. Trái lại, người có EQ thấp lại thường có những cơn bộc phát cảm xúc bất ngờ, đôi khi bị thổi phồng quá mức và không thể kiểm soát được.
Ảnh minh họa.
Coi thường cảm xúc của người khác
Những người EQ thực sự cao có khả năng thấu hiểu và tôn trọng cảm xúc của đối phương. Họ luôn cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và từ đó đưa ra lời khuyên, lời động viên phù hợp.
Ngược lại, người có EQ thấp lại thường không để ý, vô tâm thậm chí là coi thường cảm xúc, suy nghĩ của người khác. Họ không hiểu được cảm nhận của người khác, thậm chí còn cảm thấy khó chịu khi đối phương muốn biết họ đang cảm thấy thế nào.
Đổ lỗi cho người khác
Những người có EQ cao sẽ không đổ lỗi cho người khác hay phàn nàn về người xung quanh. Trong thực tế, họ hiểu rằng việc đổ lỗi hay bắt lỗi một ai chẳng đem lại tác dụng gì cho sự việc đang diễn ra, mà còn có thể khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, họ sẽ tự chịu trách nhiệm nếu làm sau và tập trung thời gian để giải quyết, khắc phục vấn đề mà họ đang gặp phải.
Ảnh minh họa.
Cho rằng bản thân luôn đúng
Những người có chỉ số EQ cao rất giỏi lắng nghe những lời người khác nói, không vội phản bác và cho rằng mình luôn đúng. Trước những lời nhận xét, đánh giá tiêu cực, cho rằng họ sai, họ vẫn sẽ bình tĩnh tiếp nhận và phân tích vấn đề. Nếu họ phạm lỗi, họ sẽ thẳng thắn thừa nhận và chịu trách nhiệm. Những người như vậy thường nhận được sự tôn trọng và đánh giá cao của người khác.
"3 không nói"
Than ngắn thở dài, nói điều tiêu cực
Có thể nói than thân trách phận là việc vô nghĩa, không có bất kỳ tác dụng nào trong việc giải quyết vấn đề, cũng không khiến tâm trạng của chúng ta trở nên tốt hơn. Than vãn hay kêu ca chứng tỏ chúng ta là những người không giải quyết được vấn đề của chính mình. Thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến người xung quanh. Hiểu rõ điều này nên những người EQ thường sẽ không làm vậy. Thay vì than thở hay nói những lời tiêu cực, người có trí thông minh cảm xúc cao biết cách tạo thêm niềm vui cho cuộc sống để đẩy lùi stress và tạo nên sức bật lâu dài.
Ảnh minh họa.
Lời thẳng thừng, cộc lốc
Những lời thẳng thừng, cộc lốc quá mức có thể khiến đối phương tổn thương. Ai cũng có cái tôi của riêng biệt, nếu chúng ta nói chuyện mà không để ý đến cảm xúc của đối phương, câu chuyện rất dễ đi vào ngõ cụt, mối quan hệ cũng căng thẳng và người nghe sẽ phật lòng. Người EQ cao rất khéo léo trong việc giao tiếp, nói chuyện một cách uyển chuyển đồng thời thể hiện sự tôn trọng, chân thành khiến đối phương vẫn duy trì được thiện cảm, thấm nhuần câu nói.
Ảnh minh họa.
Phán xét, chỉ trích người khác
Trong tác phẩm "Gatsby vĩ đại" của nhà văn F. Scott Fitzgerald có câu: "Bất cứ khi nào bạn muốn chỉ trích ai đó, phải nhớ rằng không phải ai cũng có những ưu điểm mà bạn có". Người có EQ cao có khả năng thấu hiểu và nhìn nhận vấn đề khách quan. Họ không phán xét, chỉ trích hay đàm tiếu về người khác. Họ hiểu rằng ai cũng có sai lầm và khuyết điểm. Những sai lầm và khuyết điểm là điề u để nhìn nhận, rút ra bài học và cố gắng hơn, không phải là thứ để người khác chỉ trích, bàn tán.
Tổng hợp