Người khôn ngoan không lựa chọn 2 công việc này: Tưởng là an nhàn nhưng vô tình lại đi vào ngõ cụt

Mỗi quyết định ngày hôm nay có thể ảnh hưởng đến những năm cuối đời của bạn. Vì thế đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp, bạn nên sáng suốt.

Ai cũng mong có công việc tốt để tạo nên sự nghiệp của riêng mình. Một số người chỉ để ý đến lợi ích trước mắt, muốn được cầm đồng lương trong tay nhưng không nghĩ đến câu chuyện của tương lai. Họ lựa chọn những công việc ổn định ở hiện tại. Song theo thời gian công việc đó lại khó có cơ hội phát triển.

Vì thế cuộc sống của một người như thế nào phụ thuộc vào lựa chọn của bạn. Bạn chọn công việc như thế nào khi còn trẻ sẽ quyết định bạn có cuộc sống ra sao ở những năm cuối đời.

Do đó những người tầm nhìn không bao giờ làm những kiểu công việc dưới đây.

Người khôn ngoan không lựa chọn 2 công việc này: Tưởng là an nhàn nhưng vô tình lại đi vào ngõ cụt - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

1. Công việc có khả năng thay thế cao

Những công việc có khả năng thay thế cao thường không mang những kỹ thuật đặc thù. Bạn có thể làm được hoặc người khác cũng dễ dàng thay thế bạn.

Nếu làm công việc này dù bạn có thể kiếm được tiền ở hiện tại. Song theo thời gian, công việc dần không mang lại cho bạn tương lai gì. Thậm chí bạn còn bị ông chủ chèn ép mà không dám nói lên ý kiến của mình. Bạn lo sợ sẽ mất việc vì ở phía ngoài có rất nhiều người xếp hàng ứng tuyển để thay thế bạn bất kỳ lúc nào.

Những công việc kiểu này dù có mức lương như thế nào song không thể duy trì thời gian dài. Thậm chí bạn còn gặp phải những vấn đề rắc rối không đáng có.

Lý Hy Khương (26 tuổi) đang đảm nhận công việc như vậy. Mỗi ngày, nhiệm vụ của cô đến công ty là pha trà và đưa thư về các phòng ban trong công ty. Ở thời điểm đầu, cô nhận được thu nhập khá tốt song lại không chịu nhiều áp lực. Bạn bè của Khương đều khuyên cô không nên tiếp tục công việc này vì có khả năng thay thế cao. Nếu bị sa thải, cô sẽ khó tìm được công việc mới bởi với vị trí hiện tại không đem lại kinh nghiệm tích lũy.

Nhiều người nói rằng cô nên tham khảo ý kiến của bố mẹ trước khi quyết định. Nhiều người nghĩ rằng bố mẹ sẽ ủng hộ cô từ bỏ công việc này.

Tuy nhiên, bố của Khương lại không cho phép cô nghỉ công việc này. Trong suy nghĩ của ông đây là không việc khó tìm bởi vừa tạo ra thu nhập lại không áp lực hàng tháng.

Dường như trong suy nghĩ của một số người, họ quan trọng việc kiếm được tiền ở hiện tại hơn là lo nghĩ cho tương lai. Việc bám trụ ở công việc kiểu này là một sự lãng phí thời gian. Bạn có thể tạo ra thu nhập nhưng không giúp ích trong quá trình phát triển lâu dài. Như nhiều người từng nói: Nếu mãi tiếp tục những công việc có thể dễ dàng bị thay thế thì những năm tháng đi làm thứ duy nhất bạn nhận được là tiền. Trong khi đó, kinh nghiệm là thứ quan trọng lại không được bồi đắp. Kết quả là tuổi trẻ của bạn bị lãng phí. Điều này dẫn đến bạn sẽ trở nên chật vật ở những năm tháng trung niên khi trong tay chẳng có chút kinh nghiệm nào.

2. Công việc không đúng đam mê

Người khôn ngoan không lựa chọn 2 công việc này: Tưởng là an nhàn nhưng vô tình lại đi vào ngõ cụt - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Hạo Đông (24 tuổi) là một người đam mê với lĩnh vực nhiếp ảnh. Sau khi học xong cấp 3 anh mong muốn được theo đuổi chuyên ngành học liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên anh vấp phải sự ngăn cản của cha mẹ. Bởi họ cho rằng đây là một công việc không ổn định trong khi điều kiện gia đình không mấy khá giả.

Vì vậy mẹ Hạo Đông đã thay cậu đăng ký vào ngành quản trị nhân sự. Sau khi ra trường, như bao sinh viên mới tốt nghiệp khác, cậu ấy nộp đơn vào làm một vị trí văn phòng bình thường trong công ty.

Tuy công việc này không quá khó khăn, tiền lương cũng đều đặn mỗi tháng, nhưng cậu ấy lại chẳng hề vui vẻ gì.

Con người chúng ta sinh ra đã có nhiều thử thách và rủi ro: rủi ro trong việc khởi nghiệp, rủi ro trong việc chọn đối tượng lập gia đình... Nếu việc gì chúng ta cũng sợ và không dám chấp nhận rủi ro, vậy chẳng thể làm bất cứ điều gì.

Bởi vì xã hội tồn tại những thách thức, nên chúng ta mới có cơ hội chọn lựa và đổi mới cuộc sống của chính mình.

Năm 30 tuổi, cuối cùng Hạo Đông đã không chịu nổi và xin đổi việc, đúng như điều mọi người đang nghĩ, anh ấy đã chuyển sang nghề chụp ảnh.

Lúc mới bắt đầu, anh không dám nói với cha mẹ, mà dùng tiền tiết kiệm tự mình đi lên thành phố để phát triển sự nghiệp chụp ảnh. Trong những bức ảnh anh ấy chụp có một tấm được tổ chức nhiếp ảnh đánh giá rất cao. Chính vì vậy danh tiếng của anh dần lan rộng. Khi đã có thành tích, anh mới kể cho gia đình. Lúc này cha mẹ và bản thân anh cũng hối hận vì đã không đi theo đam mê.

Cuộc sống quá ổn định chỉ khiến con người ta cảm thấy nhàm chán, lười biếng và mất đi ý chí chiến đấu ban đầu. Thế nên, thay vì sợ hãi con cái phải chịu khổ, phải nhận mức lương thấp... chi bằng bạn hãy cố gắng làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cái có thêm niềm tin cố gắng hết mình vì ước mơ của bản thân.