Người quản lý có thể bị phạt hơn €4.000 nếu gọi điện hay gửi email ngoài giờ làm cho người lao động

Một số nước đã thực hiện các chính sách để bảo vệ người lao động trước tình trạng làm việc ngoài giờ ngày càng phổ biến hiện nay.

Quyền ngắt kết nối đề cập đến luật cho phép người lao động ngắt kết nối với công việc của họ và không nhận hoặc trả lời bất kỳ email, cuộc gọi hoặc tin nhắn nào liên quan đến công việc ngoài giờ làm việc bình thường. Nó thiết lập ranh giới giữa công việc và cuộc sống, bảo vệ người lao động trước mọi hậu quả tiêu cực khi ngắt kết nối với công việc.

Trong đại dịch, ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của mọi người trở nên mờ nhạt và kết quả là họ phải làm việc nhiều giờ hơn. Mặc dù năng suất có thể cao hơn, làm việc nhiều giờ liên tục có những tác động tiêu cực lên người lao động bao gồm căng thẳng và kiệt sức. Với văn hóa luôn luôn làm việc đang trở nên bùng nổ, nơi người lao động được kỳ vọng sẽ trả lời email, cuộc gọi điện thoại và tin nhắn sau khi công việc kết thúc, cần phải có thêm luật về việc ngắt kết nối khỏi công việc.

Hiện nay một số quốc gia trên thế giới đã quy định quyền ngắt kết nối theo luật pháp riêng của từng nước.

Nghỉ việc trong im lặng (quiet quitting): Theo Metro, thuật ngữ này có thể hiểu đơn giản rằng, bạn không làm những dự án hay nhiệm vụ hàng ngày không nằm trong mô tả công việc hoặc chỉ đơn giản là không thích làm. Bạn rời văn phòng đúng giờ, từ chối trả lời email hoặc những tin nhắn công việc ngoài giờ hành chính. Nó như một điều thay đổi trong tư duy, cho phép bạn bớt đầu tư về mặt tinh thần và cảm xúc cho công việc của mình.
Người quản lý có thể bị phạt hơn €4.000 nếu gọi điện hay gửi email ngoài giờ làm cho người lao động - Ảnh 2.

Ảnh minh họa - Pexels

Có thể bị phạt đến 105 triệu đồng nếu vi phạm quyền ngắt kết nối

Pháp là quốc gia châu Âu đầu tiên đưa ra luật về quyền ngắt kết nối. Kể từ tháng 1/2017, nước này đã yêu cầu người sử dụng lao động phải đàm phán thỏa thuận với các công đoàn để có quyền ngắt kết nối với các thiết bị công nghệ sau giờ làm việc.

Sau khi luật của Pháp được công bố, Ý là quốc gia tiếp theo đưa ra quyền ngắt kết nối vào năm 2017. Luật quy định rằng chỉ những người làm việc từ xa mới có quyền ngắt kết nối khỏi các thiết bị công nghệ và khỏi các nền tảng trực tuyến mà không bị ảnh hưởng đến đánh giá làm việc hay lương thưởng. Ngoài ra còn có các thỏa thuận tập thể cấp ngành và cấp công ty quy định về quyền ngắt kết nối.

Quốc gia tiếp theo thông qua luật về quyền ngắt kết nối là Tây Ban Nha. Vào năm 2018, cùng với việc chuyển đổi GDPR (quy định bảo vệ dữ liệu chung) thành luật của Tây Ban Nha, một bộ quyền kỹ thuật số mới đã được giới thiệu. Người lao động ở cả khu vực tư nhân và nhà nước đều được quyền ngắt kết nối để duy trì sự cân bằng trong cuộc sống, công việc của họ.

Cũng vào năm 2018, luật bắt buộc các chủ lao động có hơn 50 nhân viên phải thảo luận về vấn đề ngắt kết nối và sử dụng các công cụ kỹ thuật số với ủy ban an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc. Tuy nhiên, nhân viên ở Bỉ có quyền thảo luận về các vấn đề ngắt kết nối với người sử dụng lao động của họ, nhưng họ không có quyền ngắt kết nối. Vào năm 2022, một luật mới được thông qua ở Bỉ, cho phép công chức tắt email công việc, tin nhắn và cuộc gọi điện thoại nhận được ngoài giờ làm việc. Các kế hoạch đang được thảo luận để mở rộng luật mới cho nhân viên trong khu vực tư nhân.

Người quản lý có thể bị phạt hơn €4.000 nếu gọi điện hay gửi email ngoài giờ làm cho người lao động - Ảnh 3.

Ảnh minh họa - Pexels

Vào tháng 4 năm 2021, Chính phủ Ireland đã công bố quy tắc làm việc mới rằng tất cả nhân viên chính thức có quyền ngừng làm việc để cân bằng cuộc sống và công việc tốt hơn. Bộ quy tắc mới đảm bảo rằng nhân viên có quyền không làm ngoài giờ làm việc bình thường, bao gồm quyền không trả lời ngay email, cuộc gọi điện thoại hoặc tin nhắn khác.

Bộ luật cũng quy định rằng nhân viên không cần phải thường xuyên thực hiện công việc ngoài giờ, có quyền không bị phạt nếu từ chối tham gia các vấn đề làm việc ngoài giờ, và có nghĩa vụ tôn trọng người khác quyền ngắt kết nối (ví dụ: không gửi email hoặc gọi điện thường xuyên ngoài giờ làm việc bình thường).

Vào tháng 12 năm 2021, Quốc hội Bồ Đào Nha đã đưa ra luật mới về làm việc từ xa. Một trong những điều luật có hiệu lực vào tháng 1 năm 2022 là quyền riêng tư. Bộ luật Lao động hiện nay quy định người sử dụng lao động không được tiếp xúc, chẳng hạn gửi email hay thực hiện những cuộc gọi, với người lao động trong thời gian họ nghỉ, trừ trường hợp bất khả kháng. Các công ty vi phạm quyền này có thể bị phạt tới €4,080 (khoảng 105 triệu đồng). Việc người sử dụng lao động vi phạm quyền riêng tư của nhân viên đã trở thành một hành vi phạm tội nghiêm trọng.

Người quản lý có thể bị phạt hơn €4.000 nếu gọi điện hay gửi email ngoài giờ làm cho người lao động - Ảnh 4.

Ảnh minh họa - Pexels

Quyền ngắt kết nối ở một số nước châu Á

Quyền này được đưa ra dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động ở Philippines vào tháng 2/2017. Vào năm nay, ở mức nghiêm ngặt hơn, luật mới được đề xuất sẽ yêu cầu người sử dụng lao động phải có chính sách với các quy định về số giờ "ngắt kết nối". Điều này sẽ bảo vệ người lao động khỏi bị kỷ luật vì từ chối làm việc ngoài giờ.

Ở Nhật, một cuộc khảo sát kiểm tra mức độ căng thẳng giữa các nhân viên của công ty vào tháng 4 năm 2021, 1 năm sau khi giới thiệu phương thức làm việc từ xa, cho thấy 22% được cho là đang chịu áp lực rất lớn - gấp 4 lần so với con số 5% trước đó. Nhiều người cho biết họ đã được liên lạc và phải làm việc ngoài giờ.

Người quản lý có thể bị phạt hơn €4.000 nếu gọi điện hay gửi email ngoài giờ làm cho người lao động - Ảnh 5.

Ảnh minh họa - Pexels

Người lao động sẽ khó yêu cầu sếp và đồng nghiệp xem xét giờ làm việc. Bởi vì họ thường tránh làm hỏng các mối quan hệ tại nơi làm việc, ngay cả khi bản thân không hài lòng về giờ giấc. Do đó, điều này đã thiết lập quy tắc về nguyên tắc cấm tiếp xúc với người khác ngoài giờ làm việc.

Mặc dù làm việc ngoài giờ quá 10 giờ tối đã bị cấm trước đại dịch, song hiện nay qua thời gian này sẽ có những cảnh báo xuất hiện tại màn hình máy tính. Nhiều công ty cũng kêu gọi tất cả nhân viên quan tâm đến giờ làm việc của đồng nghiệp. Sau những nỗ lực này, một cuộc khảo sát vào tháng 10 năm 2021 cho thấy tỷ lệ những người được đánh giá là có mức độ căng thẳng cao đã giảm một nửa.

Theo Capital ges, Mainichi.jp

Người quản lý có thể bị phạt hơn €4.000 nếu gọi điện hay gửi email ngoài giờ làm cho người lao động - Ảnh 6.