Nhà tuyển dụng: "Cho 60 giây, bắt chạy 10 km, bạn có làm được không?" - Chàng trai trả lời "chỉ cần 1 giây là đủ" liền được kí hợp đồng gấp!

Các nhà tuyển dụng nhất thời sững sờ, sau đó liền vỗ tay hoan hô! Câu trả lời của anh ấy đã gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người có mặt vào hôm đó, kết quả là anh ta đã được tuyển!

Đối với nhiều sinh viên đại học, phỏng vấn là "cửa ải" đầu tiên trong đời mà họ cần vượt qua khi mới bước vào xã hội. Mấy năm trước, hình thức phỏng vấn ở nước ta vẫn còn tương đối truyền thống, nhà tuyển dụng đặt câu hỏi đều chỉ liên quan đến chuyên môn, kinh nghiệm,... Cho nên, hầu hết những người đi làm ở thế hệ trước đều có thể vượt qua vòng phỏng vấn một cách dễ dàng.

Nhưng trong những năm gần đây, không biết từ khi nào đã xuất hiện rất nhiều câu hỏi phỏng vấn kỳ quặc. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu rằng phỏng vấn vốn không phải là một trò đùa, vì thế có cớ gì mà các nhà tuyển dụng lại đặt câu hỏi chỉ để "trêu" các bạn cơ chứ? Mỗi một câu hỏi, mỗi một yêu cầu của nhà tuyển dụng đều có ý đồ riêng, sở dĩ họ làm vậy là để kiểm tra thêm những khía cạnh tiềm ẩn của bạn, như EQ, khả năng tư duy linh hoạt, sự sáng tạo, ứng biến trong các tình huống, tính cách,…

Nhà tuyển dụng: Cho 60 giây, bắt chạy 10 km, bạn có làm được không? - Chàng trai trả lời chỉ cần 1 giây là đủ liền được kí hợp đồng gấp! - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Vài ngày trước, trong một buổi phỏng vấn của người bạn tại một công ty lớn, nhà tuyển dụng đã nhìn thẳng anh ấy và 3 ứng viên còn lại, hỏi: "Cho bạn 60 giây, bắt bạn chạy 10 km, bạn có làm được không?".

Ứng viên đầu tiên trả lời: "Với sức của một mình tôi, tôi chắc chắn không thể chạy được 10 km trong 60 giây, nhưng nếu có thể mượn các công cụ hỗ trợ khác, chẳng hạn như máy bay, thì tôi sẽ làm được".

Ứng viên đó trả lời cũng rất khôn khéo, anh liên tục nhấn mạnh rằng có nhiều việc ở nơi công sở không thể nào thực hiện được nếu chỉ làm một mình. Chúng ta phải kết hợp với các nguồn lực bên ngoài chẳng hạn như sự hợp tác giữa các đồng nghiệp, phòng ban hoặc sự dẫn dắt của sếp mới có thể hoàn thành.

Kết quả, nhà tuyển dụng vẫn tuyệt nhiên không biến sắc. Thực ra, nếu tinh ý thì sẽ thấy câu trả lời đó cũng rất là hay và thông minh, chỉ là nhà tuyển dụng chưa thõa mãn với nó mà thôi. Đó cũng là lý do khiến các trung tâm mua sắm giống như một chiến trường sinh tử. Bạn bày hàng chuyên nghiệp đến đâu, cách thức tiếp cận khách hàng có thông minh đến đâu, nhưng nếu không thõa mãn được nhu cầu của họ thì mãi mãi vẫn sẽ không được họ để mắt đến.

Đến lượt ứng viên thứ hai, đây là một cô sinh viên mới tốt nghiệp. Cô ấy nói, nếu cho cô ấy 60 giây, cô ấy sẽ cố gắng hết sức mình để chạy, chạy được xa bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, còn nói đến 10 km thì nó thực sự nằm ngoài khả năng của cô ấy. Cô ấy nhấn mạnh rằng mình sẽ cố làm mọi thứ tốt nhất có thể. Đối với câu trả lời này, không khí trong phòng phỏng vấn vẫn không có dấu hiệu chuyển biến tích cực.

Ứng viên thứ ba không dài dòng mà nói thẳng: "Chào mọi người! Nếu như các anh có thể chạy được 10 km trong 60 giây thì hãy chạy thử cho tôi xem, nếu thực sự làm được, vậy thì tôi không còn gì để nói, tâm phục khẩu phục. Nhưng nếu các anh không làm được thì đối với câu hỏi này tôi nghĩ tôi hoàn toàn có quyền từ chối trả lời". Nghe xong, nhà tuyển dụng chuyển tầm mắt về hướng ứng viên cuối cùng, chính là anh bạn của tôi.

Nhà tuyển dụng: Cho 60 giây, bắt chạy 10 km, bạn có làm được không? - Chàng trai trả lời chỉ cần 1 giây là đủ liền được kí hợp đồng gấp! - Ảnh 2.

Bạn tôi là một chàng trai trẻ, tuy kinh nghiệm đi làm không đủ để gọi là "lão làng chốn văn phòng", nhưng cũng có thể nói là "anh hùng xuất thiếu niên". Anh ấy không nói gì mà chỉ đi về phía các nhà tuyển dụng, sau đó quay người xé tấm bản đồ trên tường, ném xuống đất, rồi bước qua, trả lời: "Một giây là đủ!".

Các nhà tuyển dụng nhất thời sững sờ, sau đó liền vỗ tay hoan hô! Câu trả lời của anh ấy đã gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người có mặt vào hôm đó, kết quả là anh ta đã được thuê!

Thật ra ai cũng thừa biết, đối với các câu hỏi mẹo thì trả lời cũng đừng nên quá nghiêm túc. Sở dĩ hai ứng viên kia không được tuyển là vì tư duy của họ kém linh hoạt và cởi mở, hơn nữa ứng viên thứ 3 còn có thái độ thiếu tôn trọng với các nhà tuyển dụng, đó là điều vô cùng cấm kỵ.

Ngày nay, người ta muốn nhiều thông tin hơn trong một buổi phỏng vấn, chỉ những thông tin trong sơ yếu lý lịch thôi là chưa đủ. Nếu chỉ cần những tờ giấy đó vậy thì nhà tuyển dụng cũng không cần tổ chức các buổi phỏng vấn để làm gì rồi. Mục đích gặp mặt là để tìm hiểu sâu hơn về ứng viên, xác minh sự thật của thông tin mà họ nhận được. Vì vậy hãy cẩn thận, giữ thái độ đúng mực khi gặp những câu hỏi hóc búa như trên nhé!