Phẫu thuật 10 lần, chàng trai Đồng Nai “hóa” mỹ nhân, bố mẹ mở lòng đón nhận sau thời gian nghĩ con bị tâm thần

Để được sống đúng với con người thật của mình, Hân đã không ngừng nỗ lực học tập, cùng một lúc làm 3 công việc để có tiền chuyển giới.

Khi come out, bố mẹ nghĩ bị tâm thần

Lê Kỳ Hân (SN 1991, quê Đồng Nai) là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em trai. Từ năm 5 tuổi, Hân đã nhận ra những khác biệt trong giới tính của mình. Hân thích chơi búp bê, thích mặc đồ của mẹ và chỉ chơi với các bạn nữ trong lớp. Tuy nhiên, vì gia đình rất khắt khe, nhất là bố nên Hân luôn phải che đậy giới tính bằng cách gồng mình sống như các bạn nam bình thường khác.

Khi đi học, Hân cũng hay bị bạn bè trêu ghẹo bằng những từ rất khó nghe liên quan đến giới tính. Tức và khó chịu là cảm giác không thể tránh khỏi, nhưng thay vì chọn cách gây gổ, Hân chọn tập trung vào việc học. Khi có được những thành tích tốt, Hân lại dần được thầy cô và bạn bè quý mến.

Phẫu thuật 10 lần, chàng trai Đồng Nai “hóa” mỹ nhân, bố mẹ mở lòng đón nhận sau thời gian nghĩ con bị tâm thần - Ảnh 1.

Kỳ Hân ngày bé (bên phải ảnh).

Với nỗ lực không ngừng, Hân trở thành sinh viên của Trường Đại học RMIT, TP.HCM. Tốt nghiệp xong, Hân gắn bó với công việc dạy tiếng Anh cấp 1, 2, 3. Ngoài ra cô còn kinh doanh mỹ phẩm và làm makeup artist. Công việc cho Hân thu nhập khá tốt, đủ để lo cho bản thân và gia đình.

Cũng trong thời gian này, Hân bắt đầu tìm hiểu về hormone nữ và chuyển giới, cô càng nung nấu ước mơ được sống là chính mình, trở thành một người con gái thực sự.

Năm 2017, Hân quyết định come out với gia đình nhưng không được bố mẹ chấp nhận. Thậm chí, bố mẹ còn nghĩ Hân bị tâm thần. Phản ứng quyết liệt của bố mẹ khiến Hân phải bỏ nhà ra đi để thực hiện ước ước mơ của mình. Dẫu vậy, Hân không giận đấng sinh thành vì cô biết, bố mẹ thực sự lo cho mình và chưa hiểu nhiều về cộng đồng LGBT.

Phẫu thuật 10 lần, chàng trai Đồng Nai “hóa” mỹ nhân, bố mẹ mở lòng đón nhận sau thời gian nghĩ con bị tâm thần - Ảnh 2.

Những năm tháng đi học, Hân phải đối diện với những lời châm chọc, trêu ghẹo từ bạn bè.

 

Hân chọn cách nỗ lực học tập để khẳng định bản thân thay vì nổi đóa, gây gổ.

Làm một lúc 3 công việc, thực hiện 10 cuộc phẫu thuật để được là chính mình

Khi đã tích góp được một số tiền kha khá từ việc dạy học và kinh doanh. Hân quyết định thực hiện phẫu thuật chuyển giới. Các cuộc phẫu thuật trên gương mặt được Hân thực hiện ở Việt Nam, còn các cuộc phẫu thuật ở phần thân trên, thân dưới và giọng nói được thực hiện ở Thái Lan.

Tổng cộng Hân đã thực hiện 10 cuộc phẫu thuật, kéo dài trong vòng 2 năm, bao gồm cả tiểu phẫu và đại phẫu để hoàn thiện cơ thể. Trong đó có 3 lần nâng mũi, 2 lần cắt mắt, gọt hàm, phần trên, phần dưới, giọng nói, chỉnh tai vểnh và các liệu pháp khác như tiêm filler, botox. Khi phẫu thuật ở Việt Nam, một mình Hân tự lo cho bản thân mình. Còn khi sang Thái Lan, cô được một người chị chuyển giới hỗ trợ.

Phẫu thuật 10 lần, chàng trai Đồng Nai “hóa” mỹ nhân, bố mẹ mở lòng đón nhận sau thời gian nghĩ con bị tâm thần - Ảnh 4.

Tốt nghiệp Trường Đại học RMIT, Hân trở thành một cô giáo dạy tiếng Anh. Ngoài ra, cô còn kinh doanh và làm make up artist.

 

Từ số tiền tích lũy được, Hân đã trải qua 10 cuộc phẫu thuật để trở thành cô gái xinh đẹp như ngày hôm nay.

Giờ đây, Hân đã sở hữu ngoại hình xinh đẹp, nữ tính và quyến rũ. Khi trở về nhà với diện mạo của một người con gái, bố mẹ của Hân đã rất sốc. Nhưng theo thời gian, họ dần cảm thấy tự hào về những điều mà con gái đã làm được. Và món quà quý giá mà Hân nhận được, chính là được bố mẹ chấp nhận con người thật của mình.

Hiện tại, Hân đang là một trong những thí sinh tiềm năng của cuộc thi Miss International Queen Vietnam 2023 (Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam).

Phẫu thuật 10 lần, chàng trai Đồng Nai “hóa” mỹ nhân, bố mẹ mở lòng đón nhận sau thời gian nghĩ con bị tâm thần - Ảnh 6.

Hân mong bản thân sẽ làm được nhiều điều tốt đẹp để xóa tan rào cản kỳ thị giới tính của mọi người.

Mình đến với sân chơi này để thực hiện ước mơ từ bé, đó là trở thành một Hoa hậu. Bên cạnh đó, mình cũng muốn nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục, cũng như dùng hành động để chứng minh rằng những gì mọi người làm được thì người chuyển giới cũng làm được.

Mình nghĩ rằng, đã đến lúc cộng đồng của mình dừng đem những câu chuyện buồn tủi, đau đớn của người chuyển giới để làm lay động một ai đó và nhận về sự đồng cảm nhưng sâu bên trong họ vẫn không đồng tình. Thay vào đó, chúng ta hãy hành động bằng cách học tập tốt, lao động tốt và cống hiến những giá trị tốt đẹp cho xã hội. Chính những điều đó sẽ là cách hiệu quả để xóa tan rào cản của sự kỳ thị giới tính”, Hân bộc bạch.

Ảnh: NVCC