Sếp hỏi “Đồng hồ anh đeo giá bao nhiêu?”, kẻ ngốc mới nói giá thật, người EQ cao đáp khéo được lòng lãnh đạo

Ở chốn công sở, đôi khi chỉ với một vài câu hỏi của sếp, nếu không xử trí nhanh bạn có thể mất điểm trong mắt lãnh đạo.

Đồng hồ là một trong những món đồ yêu thích của nam giới. Món phụ kiện này không chỉ thể hiện phong cách mà còn phản ánh mức sống thực tế của người mang nó.

Triệu Minh (Trung Quốc) là thế hệ thứ 2 trong một gia đình giàu có. Bố mẹ anh là một doanh nhân kín tiếng. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, thay vì chọn lối sống hưởng thụ, anh lại chủ động đi xin việc như bạn bè đồng trang lứa.

Anh làm việc tại một công ty chuyên về xuất nhập khẩu. Môi trường làm việc không có quá nhiều thứ để kể, cuộc sống khá thanh nhàn. Tuy chỉ lái một chiếc xe cũ của bố để lại, song anh lại đeo chiếc đồng hồ Rolex có giá trị bằng 2 lần con xe đang đi. Đây là món quà anh được mẹ tặng vào sinh nhật lần 30 tuổi.

Một hôm đang đứng đợi thang máy, Triệu Minh cố tiến đến gần sếp của mình để hỏi về dự án mới sắp diễn ra. Bất ngờ chiếc đồng hồ trên tay của anh đập vào mắt của vị sếp này. Ngay lập tức, lãnh đạo liền hỏi: “Đồng hồ của anh đẹp thế, anh mua nó giá bao nhiêu?”.

Triệu Minh ngượng ngùng, vừa lắc cổ tay vừa nói: “Rẻ thôi mà. Chiếc đồng hồ này là phiên bản giới hạn, có giá 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng)”. Người sếp ồ lên một tiếng rồi không nói thêm gì, chỉ kéo nhẹ cổ tay áo xuống.

Sau ngày hôm đó, Triệu Minh bị lãnh đạo đơn vị phớt lờ. Thậm chí, người này còn điều anh xuống cấp cơ sở.

Vốn dĩ, một đồng nghiệp khác sẽ được cử đi làm việc này. Tuy nhiên, vị sếp bất ngờ chuyển hướng vì cho rằng gia cảnh của người kia không tốt. Nên chọn Triệu Minh đi sẽ hợp lý hơn bởi anh có điều kiện tốt hơn rất nhiều.

Quyết định của cấp trên đã có, người đàn ông này chẳng thế nào phản bác được rằng đồng hồ đó là món quà anh được tặng. “Hoạ từ miệng mà ra”, anh đã vô tình động chạm đến lòng tự trọng của cấp trên.

Sếp hỏi “Đồng hồ anh đeo giá bao nhiêu?”, kẻ ngốc mới nói giá thật, người EQ cao đáp khéo được lòng lãnh đạo - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Ở chốn công sở, dù gia đình có điều kiện đến đâu, bạn nên giữ kín tiếng. Bạn không nên vượt mặt sếp và khiến đồng nghiệp cảm thấy ghen tỵ. Vậy nên khi lãnh đạo hỏi: "Đồng hồ của bạn có giá bao nhiêu?", chỉ có kẻ ngốc mới nói sự thật. Kẻ khôn ngoan chính là người biết ẩn mình.

Trong tình huống này, những người có EQ cao có thể khéo léo xử lý bằng những cách sau:

Chỉ đông đạo tây

Ở nơi làm việc, bạn không thể cứ nói dối người khác, nhưng không phải lúc nào cũng nên nói thật. Nếu sếp không hiểu về đồng hồ, bạn có thể nói rằng đó là hàng nhái cao cấp, đeo chỉ để cho vui. Nếu sếp hiểu nhiều về đồng hồ, bạn không thể nói dối được. Tuy nhiên, bạn phải tránh hết mức đặt trọng tâm câu chuyện vào vấn đề giá cả. Có thể nói rằng bạn đeo để tiện cho công việc, rồi sau đó lái câu chuyện sang hướng khác.

Dương đông kích tây

Ở chốn công sở ngày nay, tất cả những người ngoài 35 tuổi đều hiểu được những vất vả của cuộc sống. Những người trẻ mà có nhà lầu, xe hơi, đồ đạc sang trọng, phần nhiều có thể là do bố mẹ chu cấp.

Bạn có thể nói: "Chiếc đồng hồ này do cha mẹ tôi tặng nên tôi đeo. Tôi không biết họ mua bao nhiêu". Hãy đổi chủ đề nhanh chóng và không nói thêm về tiền bạc. Làm như thế, bạn không hề khoe thân, cũng chẳng dối trá, ngược lại còn có thể bảo toàn được chính mình. Việc bố mẹ chu cấp cho những năm đầu lập nghiệp cũng là việc bình thường.

Khơi dậy sự đồng cảm

Sếp hỏi “Đồng hồ anh đeo giá bao nhiêu?”, kẻ ngốc mới nói giá thật, người EQ cao đáp khéo được lòng lãnh đạo - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Ở nơi làm việc, mức lương của bạn gần như được minh bạch. Nếu bị sếp phát hiện mang những món đồ đắt tiền, bạn nên nói câu chuyện theo hướng khơi dậy lòng thương cảm. Chẳng hạn: “Chi phí kết hôn đã rất tốn kém. Ngoài tiền nhà cửa, tôi còn phải cố sắm sửa lấy chiếc đồng hồ này để ghi điểm với gia đình nhà vợ, nếu không họ không muốn gả con gái họ cho tôi. Cực khổ trăm bề, tiền lương chỉ vừa đủ để trả nợ ngân hàng”. Với cách nói tinh tế này, bạn có thể lái chủ đề sang hướng khác và khơi dậy được sự đồng cảm của sếp.