Năm 2013, cô Tần, sống ở Thượng Hải, Trung Quốc đến đồn cảnh sát để trình báo một vụ việc. Cô khai rằng mình đã mất 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ đồng) tiền mặt trong 4 năm qua. Cách đây không lâu, cô đã để số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của phòng khám vào két sắt và nó biến mất vào ngày hôm sau. Điều này khiến mọi người cảm thấy rất kỳ lạ.
Cô Tần khẳng định chỉ có cô và chồng, anh Trần, mới có chìa khóa nhà. Họ hiếm khi mời người thân, bạn bè đến nhà, cũng không nói cho ai về tài sản cất trong két sắt. Người duy nhất thường xuyên đến nhà là dì Triệu.
Sau khi cảnh sát điều tra dì Triệu, họ phát hiện ra rằng mặc dù bà thường xuyên đến nhà cô Tần để dọn phòng. Tuy nhiên, cảnh sát cũng nhận thấy trong tài sản của bà không có tiền không rõ nguồn gốc và không có dấu vết phạm tội nên không phải là nghi phạm.
Cô Tần từng đem chuyện mất tiền kể với anh trai mình. Cả hai đều cảm thấy có thể anh Trần đã lấy tiền trong két. Lý do rất đơn giản là anh có đầu tư chứng khoán và thua lỗ rất nhiều.
Ngoài ra, anh Trần là người trong nhà, có chìa khóa và rất nắm rõ thời gian làm việc, nghỉ ngơi của vợ nên có cơ hội để phạm tội. Chính vì vậy, cô Tần đã giữ im lặng để tiếp tục điều tra. Trước đó, cô đã trực tiếp hỏi chồng xem anh có lấy tiền trong két sắt hay không. Anh khẳng định chưa bao giờ chạm vào số tiền trong két.
Để tìm ra chân tướng của vụ việc, cô Tần đã bí mật lắp camera ở nhà. Chiếc camera được lắp đặt ở vị trí kín, không dễ để nhận thấy. Tiếp đó, cô cất tiền vào két sắt như thường lệ. Ngày hôm sau, số tiền lại biến mất.
Cô Tần kiểm tra camera an ninh mong tìm được thủ phạm thì phát hiện nó đã bị hỏng và không chụp được gì hữu ích. Cô càng nghi ngờ chính chồng mình là người đứng sau mọi việc.
Dựa vào lời khai, cảnh sát dự định thẩm vấn anh Trần. Nhưng trước khi họ hành động, anh đã tự mình đến đồn cảnh sát. Anh ta hốt hoảng giải thích rằng quả thực ngày mất tiền anh ta có ở nhà nhưng không lấy tiền trong két sắt mà cố tình ở nhà để biết được thủ phạm là ai.
Vào ngày xảy ra sự việc, anh nghe thấy tiếng động ở ngoài cửa. Anh chạy đến thì phát hiện có người đang dùng chìa khóa mở cửa nhà mình. Vì quá hoảng sợ, anh nhanh chóng khóa cửa lại và theo dõi qua lỗ nhìn trộm. Thấy cửa khó mở, đối phương vội vàng quay người rời đi.
Sau khi kiểm tra camera của khu dân cư, cảnh sát đã tìm thấy người phụ nữ mà anh Trần nhắc đến tên là Phạm Mai Mai. Cô từng làm bảo mẫu tại nhà cô Tần cách đây vài năm.
Trong khoảng thời gian này, cô ra đã bí mật đánh một bộ chìa khóa nhà và chìa khóa két sắt của nhà chủ. Đồng thời, đối tượng còn theo dõi để tìm ra thói quen hoạt động của vợ chồng cô Tần. Phạm Mai Mai biết được cô Tần và anh Trần không có nhà vào thứ năm nên thứ tư hàng tuần, cô ta bay đến Thượng Hải. Nghi phạm thuê một căn phòng gần nhà cô Tần, đến thứ năm thì lấy chìa khóa mở cửa vào nhà để lấy tiền. Sau đó, cô ta trả phòng và đáp máy bay về quê ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Phạm Mai Mai dùng số tiền trộm được để xây một ngôi nhà mới ở quê nhà và sống xa hoa. Sau khi vụ việc bị vạch trần, cô ta phải bồi thường lại số tiền đã lấy cho nạn nhân đồng thời nhận mức phạt tù có thời hạn.
Sau khi cô Tần và chồng biết được sự thật, họ sợ chết khiếp. May mắn thay, Phạm Mai Mai chỉ đến đây để lấy tiền, nếu bị đầu độc một cách bí mật thì họ đã không thể giữ được tính mạng.
Sau khi Phạm Mai Mai bị bắt, cô ta khai ra bản thân không biết đã có camera giám sát. Cô Tần thấy vậy đã kiểm tra lại thiết bị và phát hiện ra rằng nó không bị hư hỏng nhưng có vấn đề về chất lượng. Sau cùng, họ cảm thấy may mắn vì đã không có tổn thất về người. Đây là bài học dành cho gia đình cô Tần cũng như mọi người về vấn đề an ninh của căn hộ.