* Dưới đây là câu chuyện sau khi nghỉ hưu của một cụ bà Vĩnh Chi (65 tuổi, Trung Quốc), khiến nhiều người thương cảm, xót xa.
Bà Chi sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động bình thường. Bố mẹ bà đều làm công nhân tại một nhà máy sản xuất thiết bị điện ở địa phương. Sau khi kết hôn, bà Chi cũng vào làm tại nhà máy cùng chồng của mình.
Hiện nay, bà Chi đã 65 tuổi và vừa nghỉ hưu theo quy định. Lương hưu hàng tháng của bà Chi là 6500 NDT (khoảng 22 triệu đồng), đủ để bà chi tiêu cho các hoạt động sinh hoạt và chi phí điện nước trong tháng.
Về con cái, vợ chồng bà Chi chỉ có một người con trai tên là Trương Vỹ. Trương Vỹ đã có bằng đại học và hiện làm quản lý bán hàng cho một công ty có vốn nước ngoài với mức lương hàng tháng hơn 10.000 NDT (khoảng 34 triệu đồng). Cuộc sống của vợ chồng bà Chi không quá giàu nhưng có của ăn của để. Con trai cũng cũng mua được nhà và ô tô ở thành phố, rồi sau đó kết hôn với cô gái tên là Trương Lâm.
Ảnh minh họa
Ba năm trước, con dâu Trương Lâm đã gọi điện và mời bà Chi đến nhà sống để phụ giúp trông nom con cái. Sau khi bàn bạc với chồng, bà Chi quyết định chuyển đến sống chung với vợ chồng con trai.
Trong tháng đầu tiên, con dâu Trương Lâm đối xử rất tốt với bà Chi. Công việc trông cháu cũng không quá nặng nhọc, chủ yếu là dành thời gian để đưa cháu đi dạo và ăn uống trong lúc bố mẹ đi làm. Buổi tối trước khi đi ngủ, con dâu luôn bưng cho bà Chi cốc sữa nóng và không quên hỏi han tình hình sức khỏe. Sự ân cần và chu đáo của Trương Lâm khiến bà Chi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và ấm áp.
Thế nhưng, 2 tháng sau, bà Chi thấy thái độ của Trương Lâm có phần khác lạ. Cô con dâu tỏ ra lạnh lùng và thường xuyên phàn nàn về việc dọn dẹp, nấu nướng trong nhà. Thái độ của Trương Lâm khiến bà Chi cảm thấy buồn vì không biết bản thân đã làm gì sai với con dâu của mình. Cuộc sống tại nhà con trai ngày một mệt mỏi và buồn chán.
Có lần bà Chi ngồi tâm sự với bà hàng xóm. Người này cho biết, lý do con dâu tỏ thái đồ với bà Chi có thể là vì muốn bà đưa tiền lương hưu hàng tháng. “Tôi đoán có lẽ con bé muốn tiền trợ cấp của chị. Chị đã sống ở nhà con trai được mấy tháng, lương hưu hàng tháng của chị cũng cao mà đúng không?''
Nghe xong bà Chi chỉ ngồi lặng thinh suy nghĩ mà không nói thêm câu nào. Bà Chi không có ý định đưa tiền lương hưu cho vợ chồng con trai vì bà đã lên thành phố để giúp trông cháu giúp con. Nhưng để giữ hòa khí, bà Chi quyết định vẫn sẽ nghe theo lời khuyên của người hàng xóm.
Ảnh minh họa
Đêm hôm đó, sau khi con dâu trở về, bà Chi nói muốn gửi con 5000 NDT mỗi tháng coi như trợ cấp sinh hoạt. Nghe xong, ánh mắt con dâu lập tức sáng lên, thái độ cũng thay đổi hẳn so với vài phút trước đó.
Kề từ ngày đó, mối quan hệ mẹ chồng con dâu dần trở nên tốt đẹp hơn. Vài tuần sau, gia đình con trai lên kế hoạch đưa bố mẹ vợ và bà Chi đi du lịch 2 ngày. Trong suốt chuyến đi, sự thờ ơ, phớt lờ của mọi người khiến bà Chi cảm giác bản thân như người ngoài cuộc. Đỉnh điểm là sau bữa trưa, con dâu đã đề nghị bà Chi trả tiền cho bữa ăn.
Nghe vậy, bà Chi có phần bối rối nhưng vẫn hỏi lại: ''Không phải mẹ vẫn gửi tiền sinh hoạt hàng tháng cho con hay sao?''
Trước câu hỏi thẳng thắn của mẹ chồng, Trương Lâm đáp: ''Con biết, nhưng tháng này gia đình mình tiêu rất nhiều tiền nên con hy vọng mẹ có thể thanh toán bữa ăn hôm nay''.
Nghe xong lời đối đáp của cô con dâu, bà Chi dù ấm ức nhưng vẫn thay mọi người trả tiền cho bữa trưa. Bà đi vào nhà vệ sinh rồi bật khóc ấm ức. Cụ bà cảm nhận ra sự thiếu tôn trọng của con dâu đối với mình. Sau bữa trưa, bà Chi nói với con trai rằng người bị mệt nên tự đặt vé xe trở về quê.
Ảnh minh họa
Về đến nhà, bà Chi tâm sự lại với chồng về những việc xảy ra. Dù hành động của cô con dâu có phần không phải phép, nhưng bà Chi không trách móc nhiều mà dần buông xuôi cho qua chuyện. Bà cho rằng, quan điểm của 2 thế hệ có phần khác biệt, bản thân không nên trở thành gánh nặng cho con cái nên quyết định về quê chăm sóc chồng, thay vì tiếp tục ở nhà của con trai. Những việc vừa trải qua khiến bà Chi có chút chạnh lòng, nhưng bản thân bà vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc và biết ơn vì còn có mái nhà nhỏ để trở về, có nơi để nương tựa ở độ tuổi xế chiều.
Theo Toutiao