Vì sao nhiều người không nói chuyện trong nhóm lớp cũ, không đi họp lớp nhưng cũng không rời nhóm trò chuyện?

Những người rất hiếm khi trò chuyện với bạn bè trong nhóm lớp cũ, nhưng cũng không rời nhóm thường có những tâm lý này.

Bạn vẫn còn thường xuyên nhắn tin, trò chuyện với các bạn cùng lớp cũ sau khi ra trường đã nhiều năm chứ? Trong nhiều nhóm lớp cũ, có nhóm mọi người đều trò chuyện nhiệt tình với nhau. Có những nhóm chỉ có lác đác vài người nhắn tin qua lại. Dù nhóm sôi động hay im ắng, dường như vẫn có một số người luôn chìm đắm trong im lặng và hiếm khi trò chuyện. Những người vẫn ở trong các nhóm lớp nhưng không tương tác, thậm chí cũng không xuất hiện ở các buổi họp lớp nhưng cũng không rời nhóm chat thường có những tâm lý này.

1. Không có chủ đề chung nhưng cũng không muốn rời nhóm

Ở mỗi giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta đều có những tình bạn sâu sắc với các bạn cùng lớp. Nhưng sau khi tốt nghiệp, mỗi người đều đi theo con đường riêng, chọn những con đường, môi trường khác nhau nên ngày càng có ít chủ đề để nói.

Có những nhóm chat của lớp cũ được lập nên để mọi người hàn huyên, hẹn lịch họp lớp. Khi nhóm mới lập, ngoài sự mới lạ, mọi người cùng trò chuyện về hoàn cảnh hiện tại của nhau, chia sẻ những chuyện đã qua, ôn lại những ngày tháng vui vẻ trong quá khứ, dường như có vô số chuyện để nói. Những câu chuyện hoài niệm kết thúc, sự mới lạ sẽ biến mất, chủ đề trò chuyện cũng dần cạn kiệt, chúng ta nhận thấy sau nhiều năm ra trường, mọi người đều có một khoảng cách không thể vượt qua.

Một số người làm việc ở thành phố lớn, áp lực với việc “cơm áo gạo tiền”, những khoản vay mua nhà, xe… nhiều người ở quê làm việc, kết hôn, sinh con, sống một cuộc sống bình thường, thoải mái… Người không thể hiểu được cuộc sống khó khăn ở thành phố lớn, nghĩ rằng việc mua ô tô, nhà mới là hạnh phúc. Người cảm thấy sống ở thành phố quá vất vả, sống cuộc sống bình dị ở quê mới là hạnh phúc.

Sự lựa chọn của mỗi người là khác nhau, và khi thời gian trôi qua, khoảng cách, quan điểm sống của mọi người càng xa hơn.

Không biết từ khi nào nhóm lớp đã trở thành nơi tụ tập quảng cáo, người trò chuyện ngày càng ít, liên kết xin like, bình chọn cho cho con ai, các loại thông tin… ngày càng nhiều.

Những người không nói chuyện trong nhóm, cũng sẽ lặng lẽ like, bình chọn... Không rời khỏi nhóm, chính là muốn giữ lại kỷ niệm về tình bạn cũ, biến nó thành một nguồn động viên, khích lệ bản thân.

Vì sao nhiều người không nói chuyện trong nhóm lớp cũ, không đi họp lớp nhưng cũng không rời nhóm trò chuyện? - Ảnh 1.

2. Quá bận rộn để duy trì các mối quan hệ

Những người ít trò chuyện trong nhóm có thể do họ quá bận rộn. Đi làm thì áp lực công việc, tan sở lại lo việc nhà, dạy con, rất nhiều việc cần làm… Họ thậm chí không còn có nhiều thời gian cho việc giải trí và nghỉ ngơi, làm sao có thể dành thời gian tán gẫu, trò chuyện trong nhóm lớp cũ?

Những tin nhắn nhóm liên tục xuất hiện, giống như một cuộc làm phiền giữa cuộc sống bận rộn, vì vậy họ chọn tắt thông báo nhóm. Một ngày nọ, khi rảnh rỗi mở ra, có đến 99+ tin nhắn, cuộc hội thoại từ trước đến nay, họ không biết nên bắt đầu từ đâu, hoặc đã bỏ lỡ những chủ đề họ quan tâm từ lâu. Chỉ có thể im lặng tắt cửa sổ trò chuyện.

Cuộc sống cuối cùng sẽ trở lại hiện thực, dù mối quan hệ bạn cũ có thân thiết đến đâu thì cũng khó có thể giữ liên lạc mọi lúc, phần lớn thời gian của một người vẫn sẽ dành cho công việc và gia đình.

3. Không muốn tham gia nhưng sợ "thô lỗ" nếu rời khỏi nhóm

Mặc dù mọi người trong nhóm đều biết nhau và từng học cùng nhau một thời gian nhưng sau khi tốt nghiệp, mỗi người có quỹ đạo cuộc sống, quan điểm sống khác nhau.

Những hoàn cảnh và trải nghiệm khác nhau dẫn đến những nhận thức khác nhau. Khi trò chuyện trong nhóm không có ai trả lời chủ đề bạn nêu ra, quan điểm của bạn bè khiến bạn khó chịu, ai cũng nói về chuyện riêng của mình và dường như họ đến từ hai thế giới khác nhau. Có người nói “Tôi muốn đi du lịch nước ngoài”, có người nói “tốn kém và lãng phí thời gian”.

Dần dần, một số người bắt đầu im lặng, họ cũng trân trọng tình bạn ngày xưa, nhưng lại không tìm được cảm giác thân thuộc trong nhóm, cảm thấy mình không hòa hợp với những người khác nên họ quyết định giữ khoảng cách.

Quan điểm khác nhau, không thể gượng ép dung hòa, có nói bao nhiêu cũng chỉ lãng phí thời gian. Không tìm được người cùng tần số, họ chọn cách im lặng.

Vì sao nhiều người không nói chuyện trong nhóm lớp cũ, không đi họp lớp nhưng cũng không rời nhóm trò chuyện? - Ảnh 2.

4. Nhạy cảm và sợ xấu hổ

Nhiều người, nhìn vào nhóm chat, rất muốn liên lạc với mọi người, nỗ lực nghĩ ra một câu chào mừng, nhưng mất một nửa ngày không có ai phản hồi.

Khi mình không nói, mọi người đang nói chuyện hết sức sôi nổi, nhưng khi bản thân nói lên, mọi người đều trở nên im lặng. Nhìn thấy một đề tài thú vị, bất ngờ muốn nói một câu, nhưng nhận thấy rằng người khác đã thảo luận chủ đề khác, chỉ có câu chuyện của mình là không ai phản ứng, như chưa ai thấy...

Hiếm khi nói một lần trong nhóm, nhưng chẳng nhận được tin nhắn trả lời từ ai, bên trong lòng họ khó mà không tự hỏi:

Có phải chủ đề của mình quá nhạt nhòa không?

Hay là nói sai điều gì làm tổn thương người khác?

Hoặc có thể là mình không được yêu mến?

Mỗi lần gửi tin nhắn trong nhóm, họ phải suy nghĩ về ý kiến của người khác, cùng lúc còn nghi ngờ chính bản thân, những suy nghĩ này khiến họ cảm thấy thất vọng và mệt mỏi.

Những người thuộc nhóm này thường có tính cách nhạy cảm, dễ lo lắng, trong quan hệ xã hội, họ thường xuyên quá chú tâm vào mỗi lời nói và hành động của bản thân, cũng như quan tâm đặc biệt đến phản hồi từ người khác.

Họ không phải là người không muốn nói chuyện trong nhóm, mà là không biết nói như thế nào, hoặc là sợ nói sai. Mọi người đều khao khát được chú ý, được yêu thích, và một khi bị lạc lõng, họ chọn cách im lặng.

Nhưng thay vì quan tâm đến những đánh giá của người khác, tốt hơn hết họ nên quan tâm nhiều hơn đến thế giới nội tâm của chính mình để có thể mái hơn.

Vì sao nhiều người không nói chuyện trong nhóm lớp cũ, không đi họp lớp nhưng cũng không rời nhóm trò chuyện? - Ảnh 3.

Thời gian, mối quan hệ xung quanh mỗi người là có hạn, khi gần với một số người, có thể sẽ xa cách với một số người khác.

Nếu có sự hợp ý lẫn nhau, và sau khi ra trường vẫn thân thiết, hãy trân trọng mối quan hệ này. Nếu không thường xuyên liên lạc và dần trở nên xa cách, không còn có tiếng nói, chủ đề chung, không cần phải hối tiếc, hãy lưu giữ kỷ niệm về quá khứ này và chuẩn bị bước vào cuộc gặp gỡ với những người bạn tốt hơn, phù hợp.

Kết bạn được với bao nhiêu người không quan trọng, có một tình bạn đẹp, đem lại niềm vui, hạnh phúc mới là điều quan trọng.

Theo: Toutiao