Bánh cuốn nóng - nếu như trước đây thường chỉ được xem là thứ đồ ăn sáng, thì nay tại nhiều địa chỉ ẩm thực nổi tiếng! Nó đã trở thành món ăn nhẹ khai vị được nhiều thực khách lựa chọn. Bánh cuốn cũng không kén người ăn, từ chốn dân dã tới nhà hàng sang trọng
Bánh cuốn nóng - nếu như trước đây thường chỉ được xem là
thứ đồ ăn sáng, thì nay tại nhiều địa chỉ ẩm thực nổi tiếng!
Nó đã trở thành món ăn nhẹ khai vị được nhiều thực khách lựa chọn.
Bánh cuốn cũng không kén người ăn, từ chốn dân dã tới nhà hàng sang trọng.
Tùy điều kiện mà thực khách có thể thêm chả quế, ruốc tôm
hay giọt tinh dầu cà cuống quý hiếm vào nước chấm cho hợp khẩu vị...
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------thứ đồ ăn sáng, thì nay tại nhiều địa chỉ ẩm thực nổi tiếng!
Nó đã trở thành món ăn nhẹ khai vị được nhiều thực khách lựa chọn.
Bánh cuốn cũng không kén người ăn, từ chốn dân dã tới nhà hàng sang trọng.
Tùy điều kiện mà thực khách có thể thêm chả quế, ruốc tôm
hay giọt tinh dầu cà cuống quý hiếm vào nước chấm cho hợp khẩu vị...
Bánh cuốn là loại bánh làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, để ăn khi còn ướt, bên trong cuốn nhân (trường hợp không cuốn nhân ở Miền Nam gọi là bánh ướt). Bánh cuốn thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm khi ăn thường kèm thêm chả lụa.
Bột làm bánh là gạo được xay ướt nên rất mịn. Sau khi đã được làm chín bởi hơi nước, lá bánh sẽ được cuốn lại với nhân thịt, mộc nhĩ và nấm hương đã được làm chín. Sau đó người làm bánh sẽ dùng thanh tre chia bánh vừa cuốn đó ra làm 4 khúc ngắn hơn và bày vào đĩa. Sau khi xếp lần lượt hết vào đĩa, một ít ruốc tôm sẽ được rắc lên trên các miếng bánh cuốn và trên cùng điểm vài cọng rau thơm như rau bạc hà, rau mùi...Bánh cuốn sẽ được thưởng thức cùng với bát nước chấm có vài lát chả và chút hành khô trong đó.
Bánh này ăn nóng, bùi, ngẫm nghĩ thì cũng có một cái ngon riêng, nhưng chóng chán. Có lẽ cũng vì thế mà người ta luôn luôn tìm cách đổi vị đi: ai thích lạp xường thì có thứ nhân lạp xường, ai thích thịt gà thì có nhân thịt gà – và có nhà trao biển ở cửa gọi thế là “bánh cuốn nhân cải cách”! Buổi sáng mùa thu, đi qua một hàng bánh cuốn “cải cách” đó, thấy khói tỏa nghi ngút từ nồi nước hấp bánh lên như phủ những cái bánh đã hấp rồi trong một lớp the mơ hồ, khách đi đường cũng thấy nở lên một cái thú dùng thử dăm ba chiếc”.
Theo thời gian, bánh cuốn Hà Nội đã trở thành một phần không thế thiếu trong đời sống sinh hoạt Sài Gòn. Có vô vàn những quán bánh cuốn lớn nhỏ khác trong các khu dân cư dọc ngang Sài Gòn này.
- KHÁM PHÁ VÀI ĐỊA CHỈ BÁN BÁNH CUỐN NGON -
Quán 99 Bùi Đình Túy - 170 Nguyễn Văn Đậu
Hàng bánh cuốn bình dân do một cô đầu bếp nghỉ hưu ở nhà hàng 5 sao mở bán cực kỳ ngon và có giá chỉ 13k – cái giá rẻ nhất hiện nay tại Sài Gòn.
Quán này cực kỳ “tí hon”, nằm khiêm tốn trong một con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Văn Đậu – quận Bình Thạnh (ngay vòng xoay bồn nước). Theo lời kể, quán đã bán từ nhiều năm rồi, sau khi cô chủ quán hết tuổi làm việc tại một nhà hàng lớn và nghỉ hưu ở nhà nên đã mở quán. Muốn đem đến cho thực khách một điểm ăn ngon – rẻ, cô chủ đã không thuê mướn mặt bằng mà bán luôn tại con hẻm nhỏ ngay trước cửa nhà mình.
Với kinh nghiệm nhiều năm đứng bếp đổ bánh trong khách sạn, cô đã học được cách pha chế và đổ bột cực kỳ ngon mà không cần dùng bất kỳ chất hàn the nào gây ảnh hưởng sức khỏe khách hàng. Đó là điểm thú vị nhất của quán so với các hàng bánh cuốn khác gần đây.
Bột bánh của quán ngon một cách lạ kỳ, nó trong và dai hơn hẳn những nơi khác, ăn vào có cảm giác của gạo nếp khá thơm. Nhân bánh tuy không nhiều một cách dầy đặc nhưng lại rất chất lượng, được pha thịt nhiều chứ không như kiểu độn toàn củ sắn (củ đậu) và nấm mèo (mộc nhĩ) nên các teen tha hồ mà bồi bổ chất đạm.
Một dĩa bánh giá 13k thôi nhưng có đầy đủ các thể loại chả và nem. Tất cả đều ngon, không chê được chỗ nào cả. Đặc biệt là bánh tôm đậu ăn kèm, nhưng để thưởng thức nó, bạn phải đi thật sớm mới có vì đa số ai ăn quen ở đây đều “nghiện” bánh này nên nó luôn trong tình trạng “hết hàng”.
Quán bán từ sáng đến tối nhưng bán kiểu khá ngộ là kiểu “chạy chợ” – nghĩa là buổi sáng bán ở một nơi khác (số 99 Bùi Đình Túy) và buổi tối thì bán ở trước cửa nhà, ngay con hẻm nhỏ này (số 170 Nguyễn Văn Đậu). Quán hơi khuất, rất dễ đi ngang qua mà không thấy nên các bạn chịu khó nhìn nhé. Khuyết điểm duy nhất của quán là ít chỗ ngồi và hơi chật nên đa số khách thường mua đem về.
Quán Nguyễn Huy Lượng (đối diện bệnh viện Ung Bướu)
Quán bánh bình dân nằm trong con đường Nguyễn Huy Lượng (đối diện bệnh viện Ung Bướu) rất ngon chỉ với giá 15 – 20k/phần.
Hàng bánh cuốn – bánh ướt này đã có tuổi đời khoảng 4 năm. Quán chỉ bán buổi sáng từ 6h đến khoảng 9h là hết sạch bánh cuốn. Vì thế đến ăn trễ thường chỉ có bánh ướt (không nhân) để ăn cùng chả, nem. Tuy nhiên, thứ ngon nhất phải thử ở đây lại là bánh cuốn với nhân thịt cực kỳ đậm đà và ngon miệng và bánh tôm đặc biệt của quán.
Nhân bánh cuốn ở đây hoàn toàn không độn củ sắn (củđậu) như các hàng bánh cuốn khác ở Sài Gòn nên ăn có cả giác hơi giống bánh cuốn miền Bắc. Bánh tôm không quá to, chỉ là những cái bánh nhỏ nhưng thơm lừng (khi ghé ăn vào sáng sớm) và béo ngậy như có nước cốt dừa ở bên trong, vỏ giòn bên ngoài. Thêm một chút bùi bùi của đậu xanh – hương vị của bánh tôm ở đây phải nói là cực ngon. Và tất nhiên, với chất lượng như vậy nên quán bán rất đắt hàng bánh cuốn và bánh tôm. Hai món này thường hết sớm, vào khoảng sau 8h là có khi đã không còn để ăn nữa rồi.
Một phần bánh cuốn nhân thịt (toàn là thịt thôi nhé) với đầy đủ chả lụa, nem chua, bánh tôm… như trong hình có giá là 20k (bình thường sẽ được cho bánh tôm nhiều hơn nhưng vì lúc này quán đã hết bánh rồi, chỉ còn duy nhất 1 góc bánh nhỏ như trong hình). Bánh ướt thì không có nhân thịt nên giá “dễ chịu” hơn là 15k.
Theo cô chủ quán thì mỗi ngày cô phải thức dậy từ 2h sáng để làm và chuẩn bị mọi thứ cho đến lúc 6h ra bán.Vì thế nên cô chỉ bán mỗi ngày có vài tiếng buổi sáng để buổi trưa lo chuyện gia đình và buổi chiều ngủ sớm để có thể thức dậy lúc 2h mỗi ngày. Cô cũng chia sẻ đây là hàng bánh gia truyền của một người trong họ chỉ dạy, trước khi người này có một hàng bánh khá nổi tiếng ở khu chợ Tân Định với nhiều khách quen.
Tiệm nằm ở kế bên khách sạn Hoàng Kỳ. Ở đoạn giữa con đường, nếu chạy từ phía Nơ Trang Long quẹo vào thì nhìn bên tay trái sẽ thấy.
Bánh cuốn trên đường 3/2, quận 10
Nằm trên đường 3/2 đối diện nhà hát Hòa Bình, cửa hàng này là một trong những hàng bánh cuốn nóng lâu đời ở Sài Gòn.
Những chiếc bánh cuốn ở đây được tráng mỏng vừa ăn, nhân thịt cùng nấm hương, mộc nhĩ đậm đà, vừa ăn, khi mang ra cho thực khách vẫn còn bốc khói, thêm một ít rau, nước chấm và vài lát chả quế là bạn đã có một bữa sáng ngon miệng.
Bánh cuốn ở đây được tráng mỏng vừa ăn, nhân thịt cùng nấm hương, mộc nhĩ đậm đà, vừa ăn,
Bên cạnh đó, nước chấm ở đây được pha chua cay đậm đà, vừa ăn và có màu vàng óng đẹp mắt. Ăn kèm với bánh cuốn không thể thiếu chả quế, những lát chả quế được thái từng lát dày và cho riêng vào một đĩa. Ngoài ra, ở đây có món bánh tôm nóng giòn cũng rất ngon miệng.
Những chiếc bánh cuốn nóng hổi được sắp lên dĩa, thêm một ít rau, hành phi, lát chả quế, miếng bánh tôm cùng một chén nước chấm là đã có một món ăn hấp dẫn và ngon miệng cho bạn thưởng thức.
Bánh cuốn Tây Hồ - Đinh Tiên Hoàng – quận 1
Người Sài Gòn cũng không lạ gì bánh cuốn Tây Hồ khá nổi tiếng ở Đinh Tiên Hòang. Thương hiệu bánh cuốn Tây Hồ đã được thành lập từ năm 1961 do cụ bà Trần Thị Cà (1919_ 1996) bí quyết món ăn đã được truyền từ những công thức đặc biệt của gia đình.
Vì sao quán lại có tên là “bánh cuốn Tây Hồ”? Đó là vì vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước quán bánh cuốn này còn nằm trong đình thờ cụ Phan Châu Trinh (biệt danh là Phan Tây Hồ) ở gần chợ Đa Kao, rồi dần dần “chết tên” là bánh cuốn Tây Hồ luôn. Sau đó một thời gian mới dời về địa điểm trên đường Đinh Tiên Hoàng như bây giờ. Cách đây vài năm quán còn có thêm một chi nhánh nằm ở đường Phan Xích Long quận Phú Nhuận.
Với tôi thưởng thức bánh cuốn Tây Hồ là cả một “đặc ân”, có lẽ vì tôi chưa từng ăn dĩa bánh cuốn nào ngon như ở đây. Mà cũng lạ, nhìn cái dĩa là biết ngay bánh cuốn Tây Hồ. 4 cuốn bánh được xếp gọn gàng trên dĩa nhỏ như lòng bàn tay kèm theo phần rau giá và chút hành phi ở phía trên. Chả lụa với chả quế thì được dọn riêng trên một dĩa khác. Nhưng vậy cũng chưa đủ mà phải kêu thêm cái bánh đậu nữa. Nước mắm thì múc ra cái chén nhỏ, gọi thêm 1, 2 giọt tinh dầu cà cuống nữa cho nổi hẳn vị nước chấm lên
Bí quyết món ăn đã được truyền từ những công thức đặc biệt của gia đình. Hương vị độc đáo từ món bánh cuốn truyền thống kết hợp với gia vị đặc biệt gia truyền, sẽ mang đến cho bạn cảm giác ngon miệng và khác lạ, không gian nhà hàng thoáng mát, lịch sự, cách trang trí các khu vực tầng khác nhau từ truyền thống đến hiện đại. Nếu bạn là người sành về ẩm thực hay muốn tìm một nơi để thưởng thức các món ăn mới lạ hay thư giãn thì sẽ rất phù hợp. Tuy nhiên giá cả ở quán này khá cao so với mặt bằng chung nhưng bù lại thực đơn rất phong phú và lạ.
Bánh cuốn cầu Kênh Tẻ - quận 4
Bánh cuốn ở đây được làm rất công phu. Bột làm bánh phải làm từ thứ gạo ngon, được xay thật nhuyễn thì bánh mới không nồng, sắc bánh mới trắng. Nồi tráng bánh phải rửa thật sạch ,thường giống như chiếc nồi đồ xôi, bên dưới đựng nước, bên trên để tráng bánh. Tráng bánh phải mỏng như tờ giấy, mướt như mạ non, mỡ thoa phải đều tay cho mướt mặt bánh để khi nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi. Phết nhân bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo sao cho bánh không thô, nhân đều từng cái.
Bánh cuốn sẽ được thưởng thức cùng với bát nước chấm có vài lát chả và thịt viên trong đó
Sau khi xếp lần lượt hết vào đĩa, một ít ruốc tôm sẽ được rắc lên trên các miếng bánh cuốn và trên cùng điểm vài cọng rau thơm như rau bạc hà, rau mùi... Bánh cuốn sẽ được thưởng thức cùng với bát nước chấm có vài lát chả và thịt viên trong đó. Thịt ba rọi ngon, hoặc thịt vai thái miếng,nặn viên tròn. Nước chấm được pha đủ vị chua, cay, ngọt… (có pha thêm chút nước sôi nên bao giờ cũng nóng).
Chả ăn kèm với bánh cuốn cũng có vị rất đặc biệt, không giống với bất kỳ loại chả phổ thông nào bày bán ngoài thị trường, bởi nó vừa beo béo, vừa giòn, ngọn lịm, lại thơm phưng phức. Khi ăn bánh cuốn sẽ kèm theo 1 đĩa nhỏ rau thơm bày ra bàn ăn. Khách chỉ việc dùng đũa gắp bánh chấm, ăn kèm chả thịt rất ngon miệng.
Theo chủ quán thì bánh cuốn được chế biến bằng ba loại gạo phối hợp ngâm ủ trong đêm, đến sáng gạo được xay và tráng ngay cho khách, do đó bánh luôn mềm, dẻo, dai, giòn và phải mỏng để đạt yêu cầu của món ăn. càng làm cho bánh cuốn thêm hấp dẫn, lạ miệng.
Quán Song Mộc – hẻm 107 Vườn Chuối, quận 3
Những món ăn của Sài Gòn không quá phức tạp nhưng bắt buộc phải đậm đà, đặc biệt đi kèm với nhiều rau. Món bánh cuốn Sài Gòn là một ví dụ điển hình, bánh cuốn nhất thiết phải ăn kèm rau thơm với giá. Khắp nơi ở Sài Gòn không khó để tìm thấy một quán bánh cuốn, nhưng ăn để nhớ, để nếu có dịp quay lại nhất định phải thử thì quán bánh cuốn Song Mộc, nằm trong hẻm 107 Vườn Chuối, quận 3 được ưu tiên mách nước cho nhau nhiều hơn cả. Bánh cuốn mỏng vừa, nhân làm từ chà bông trộn thịt, có thể ăn kèm chả, chấm nước mắm pha vừa vặn. Khác với nước chấm miền Bắc, nước chấm bánh cuốn Sài Gòn có vị ngọt hơn một chút, mang điển hình hương vị phương Nam.
Quán mở cửa khá muộn nhưng chỉ tầm 11h trưa là đã được bán hết. Đây là quán ăn sáng quen thuộc với đại đa số cư dân Sài Gòn từ bao đời nay.
Bánh cuốn Hải Nam
Địa chỉ: 11a Cao Thắng, phường 02, quận 03
Mở cửa: từ 6h30 sáng đến 11 đêm
Giá: Bánh cuốn tôm thịt (27.000đ/dĩa), bánh cuốn sắn thịt (25.000đ/dĩa), bánh tôm (14.000đ/cái), chả (8.000đ/dĩa)
Bánh cuốn kiểu Hoa ăn kèm với nem, chả và bánh đậu nhân khoai môn giòn rụm
Bánh cuốn Hẻm 92
Địa chỉ: 92 Ba Tháng Hai, phường 12, quận 11
Nếu như bánh cuốn truyền thống của người Việt (như bánh cuốn Tây Hồ, bánh cuốn Hải Nam) có nhân thịt, tôm, củ sắn, nấm mèo... thì bánh cuốn người Hoa chỉ là miếng bánh dày cuộn tròn, khá mềm, ăn không ngán. Món này thực ra có nguồn gốc từ thực đơn điểm tâm của người Hoa gốc Quảng, với tên gọi quốc tế thông dụng là "rice noodle roll". Có 2>
Bánh ướt Nguyễn Cư Trinh
91 Nguyễn Cư Trinh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 01
Nhiều người thích gộp chung bánh ướt và bánh cuốn làm một. Đúng là cách thưởng thức có phần tương tự nhau, cũng ăn chung với chả, bánh tôm, rau giá hấp và nước mắm. Giống nhau là vậy, nhưng hình như bánh ướt ở Sài Gòn khó tìm hơn là bánh cuốn. Tôi nói ở đây là hàng quán, chứ còn bán dạo thì món bánh ướt này khá là phổ biến. Người bán chỉ cần đầu tư một cái xe nhỏ có lò hấp, rồi đặt hàng bánh ướt, chả lụa, bánh tôm, thậm chí nước mắm pha sẵn cũng có chỗ cung cấp luôn; rồi đẩy đi khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn. Nói về bánh cuốn Sài Gòn, có thể nhanh chóng kể ra nào là Tây Hồ, là Hải Nam, Thiên Hương… nhưng nhắc đến bánh ướt thì hình như chưa có cái tên nào nổi trội.
Nói qua một chút về món bánh ướt này.
Có tài liệu cho rằng người Hoa đã mang nó vào Việt Nam, rồi tùy vào từng vùng miền mà bánh ướt được chế biến và mang nhiều hương vị khác nhau. Tôi cũng đồng ý với nhận định này vì món bánh ướt, rồi bánh cuốn của ta khá tương đồng với món “bánh cuốn xá xíu” hay “bánh cuốn tôm” trong thực đơn điểm tâm của người Hoa (tên gọi tiếng Anh là “rice noodle roll”), chỉ khác ở chỗ phiên bản Hoa có phần dày hơn. Ở Sài Gòn các trà quán nhỏ ít khi bán món này vì phải qua công đoạn tráng bánh khá tốn công, trong khi các món như xíu mại hay há cảo thì chỉ bỏ vào xửng hấp là xong. Vì vậy để ăn món này thường phải vào các nhà hàng Hoa lớn như Đại Khánh, Hoằng Long hay Hoàng Thành (nay đã dời qua quận 04).
Lại nói về dĩa bánh ướt phiên bản “Nam tiến” của cái quán nhỏ này nằm ngay giữa quận 1 này. Quán chỉ có đúng cái xe bánh ướt khá to cùng vài bộ bàn ghế trên lề đường, vậy mà từ sáng cho đến trưa vẫn tấp nập đủ mọi thành phần thực khách. Cái độc đáo là trên mỗi bàn có để sẵn một chai tương ớt và nước mắm để khách tự nêm nếm tùy theo khẩu vị. Dĩa bánh dọn ra cùng với mấy lát chả lụa, miếng bánh tôm nóng giòn cùng với rau giá, rắc lên một chút hành phi cùng nước mắm chan sẵn. Để thưởng thức hết cái ngon thì bạn phải nêm thêm một chút tương ớt. Tương ớt ở đây khá giống loại tương người Hoa hay dùng trong món gỏi khô bò, là một hỗn hợp giữa ớt xay nhuyễn nêm với dấm. Vị chua cay đó cùng với vị mặn & ngọt của nước mắm len lỏi vào từng lát bánh ướt, thấm vào miếng bánh tôm giòn rụm. Hẳn bạn sẽ vừa ăn vừa xuýt xoa rồi gọi thêm ly trà đá để giảm bớt vị cay xé lưỡi này.
Khi đến đây ăn bạn đừng ngạc nhiên khi thấy quá nhiều dĩa bánh ướt đỏ rực vì ớt. Và cũng đừng quên gọi sẵn cho mình một ly trà đá để làm dịu đi cái cay nồng mà bạn chuẩn bị đối diện. Ngon vì quá cay, thoạt nghe mâu thuẫn nhưng đảm bảo sẽ là một trải nghiệm thú vị và độc đáo của bánh ướt Sài Gòn.
Mở cửa: 6h30 sáng đến 11h trưa
Giá: Bánh ướt chả lụa & bánh tôm (25.000đ/dĩa)
Bánh cuốn ăn với nước mắm cà cuống là cách ăn chuẩn xác nhất
Bánh cuốn cà cuống Lý Tự Trọng
Địa chỉ: 89 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 01
Quán bánh cuốn nhân thịt chấm với nước mắm cà cuống đã tồn tại hơn 30 năm ở Sài Gòn là của bà Phạm Thị Chức, một người Bắc di cư vào Sài Gòn từ 1976. Người thứ ba kế nghiệp là cháu ngoại của bà cho biết “phải đặt hàng tinh dầu cà cuống từ vùng ngập nước Đồng Tháp Mười, nơi người ta vẫn còn bắt được con cà cuống, lấy bọng tinh dầu và trộn với một phần thịt cà cuống, cho vào lọ nút kín rồi chuyển vào Sài Gòn”. Chấm một miếng bánh cuốn vào chén nước chấm có tinh dầu cà cuống, mùi thơm cứ ngan ngát thật khó tả. Tốt nhất là bạn không nên ăn kèm rau thơm và giá vì sẽ pha tạp mùi.
Có người vào đây ăn liền hai dĩa bánh cuốn kẻo phí nước chấm. Gần Tết là thời điểm đông Việt kiều vào ăn nhất vì chỉ về Việt Nam mới được ăn món này. Một vị khách Việt kiều còn ăn liền một lúc 3, 4 dĩa làm chủ quán mắt tròn mắt dẹt. Nhưng, có ai xa quê hương mới hiểu, tìm được hương vị ký ức còn mừng hơn bắt được vàng.
Người mô tả hương thơm cà cuống hay nhất từ trước tới nay có lẽ là nhà văn Thạch Lam, ông thấy mùi cà cuống trong tô phở “thoảng nhẹ như một nghi ngờ”. Quả vậy, một món ăn có chút tinh dầu cà cuống thơm nhẹ chứ không nồng, ngỡ như có, ngỡ như không, khó mà nắm bắt được. Chấm một miếng bánh cuốn vào bát nước mắm có cà cuống ngát hương, lại phải nhanh tay chấm miếng thứ hai để định vị cái mùi gì mà vẫn không sao nắm bắt được rõ ràng.
Mở cửa: 6h sáng đến 5h chiều
Giá: Bánh cuốn cà cuống (25.000đ/dĩa)
Bánh cuốn Hồng Hạnh
Địa chỉ: 17a Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, quận 01
Bánh cuốn thịt nướng! Món ăn đậm chất Huế này hẳn không còn xa lạ gì với người Sài Gòn. Xuất thân từ làng Kim Long ven sông hương (phía Tây kinh thành Huế), món ăn này đã “Nam tiến” và dần dần trở nên quen thuộc trong đời sống ẩm thực nơi đây. Cũng với thành phần tương tự như thường thấy, món bánh cuốn thịt nướng ở quán Hồng Hạnh được cải biên đôi chút. Dĩa bánh được dọn ra với 3 cuốn khá to và cắt sẵn.
Thay vì cầm và chấm vào phần tương đậu như thường thấy, ở đây bạn sẽ chan tương vào rồi ăn bằng đũa. Phần nhân thịt nướng kẹp trong lát bánh ướt cùng lớp rau tươi lần chung với lớp tương đậu ở phía trên khá hài hòa. Một chút đồ chua phía trên hẳn sẽ làm cho món ăn này thêm phần thú vị.
Mở cửa: 6h sáng đến 11h đêm
Giá: Bánh cuốn trứng (24.000đ/dĩa), bánh ướt thịt nướng (24.000đ/dĩa)
Bánh cuốn kiểu ốp la - một đặc sản của Lạng Sơn
Bánh cuốn Xuân Hường
Địa chỉ: số 1 Sông Đà (ngã 3 Trường Sơn - Sông Đà, hướng ra sân bay Tân Sơn Nhất), phường 02, quận Tân Bình
Bánh cuốn trứng là một đặc sản của Lạng Sơn. Tuy không phổ biến như các thương hiệu bánh cuốn khác như Thanh Trì, Nam Định hay Phủ Lý nhưng món bánh cuốn trứng này rất đặc biệt bởi cách làm cũng như thành phần.
Những hạt gạo tẻ trắng ngần được chọn lựa để xay mịn thành bột, rồi sau đó được hòa với nước để tạo ra một hỗn hợp không quá đặc cũng không quá loãng nhằm tạo ra độ dẻo đặc trưng cho bánh. Đầu tiên người làm bánh sẽ trải bột ra khuôn vải rồi đóng nắp, chờ một chút cho bánh vừa chín tới thì mở nắp ra rồi đập trứng gà lên lớp bánh. Cái hay ở đây là người thợ tráng bánh phải đậy nắp lại và canh sao kịp lúc lớp lòng trắng đục lại và dính vào mặt bánh, còn lòng đỏ thì vừa chín tới độ lòng đào tạo thành lớp bọc mỏng giúp quả trứng không bị bể, thì mới mở nắp. Rồi dùng đũa dẹp chia bánh làm hai phần, khéo léo hất mép bánh cuộn lại ôm nhân trứng bên trong.
Mở cửa: sáng từ 6h đến 12h30 trưa, chiều từ 4h30 đến 10h tối
Giá: Bánh cuốn trứng (26.000đ/dĩa), bánh cuốn truyền thống (26.000đ/dĩa), ruốc tôm - thịt thêm (20.000đ), chả chiên - chả quế (15.000đ/dĩa)
Bánh cuốn Thiên Hương
Địa chỉ: 155 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Phạm Ngũ Lão, quận 01
Ăn món bánh cuốn trứng Lạng Sơn đúng kiểu thì phải có thêm một lớp thịt heo bằm xào với hành ngò phủ ở phía trên, còn nước chấm phải là loại nước ninh với xương ống trộn với thịt bằm, cùng chút gia vị đường, ớt, và rau mùi băm nhỏ. Ở quán Hồng Hạnh các phần này được gia giảm, phần bánh cuốn trứng dọn ra ăn cùng chả lụa, chả quế và nước mắm thông thường như các loại bánh cuốn khác. Tuy vậy cũng không hề giảm đi cái thú vị của món này. Sắn từng phần bánh cuốn trứng vuông vức cho lòng đào tan chảy ra, rồi chan thêm chút nước mắm có dằm tí ớt vào. Vị thanh thanh của nước mắm quyện với vị béo ngậy của miếng trứng khiến cho tất cả như tan chảy ra trong miệng thực khách. Đảm bảo bạn sẽ thích một khi đã thưởng thức món ăn khá độc đáo này.
Mở cửa: sáng từ 6h đến 12h trưa, chiều từ 4h đến 9h tối
Giá: Bánh cuốn trứng (26.000đ/dĩa), chả (6000đ/miếng), bánh tôm (10.000đ/cái)
Bánh cuốn Hồng Hạnh
Địa chỉ: 17a Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, quận 01
Ngoài ra còn có một cách ăn khác: bánh cuốn trứng tráng lẫn cùng bột. Cách này thì dễ ăn hơn vì ăn như bánh cuốn thông thường. Bánh cuốn kiểu này có màu vàng rất đẹp, ăn ngon đậm đà hơn bánh cuốn không tráng trứng do phần trứng đã hòa lẫn vào bột.
Mở cửa: 6h sáng đến 11h đêm
Giá: Bánh cuốn trứng (24.000đ/dĩa), bánh ướt thịt nướng (24.000đ/dĩa)
Bài viết do Mlog tổng hợp! Mọi copy xin ghi rõ nguồn.