Sức đề kháng của trẻ được hình thành như thế nào?
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống đỡ lại các tác nhân xâm nhập có hại như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, khói bụi, hóa chất,… gây ra bệnh tật cho cơ thể.
Trẻ nhỏ có một sức đề kháng nhất định ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Khi ra đời, vì sức đề kháng của trẻ chưa phát triển toàn diện nên khi phải tiếp xúc với môi trường sống mới rất dễ bị bệnh, điển hình là các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Chính vì vậy việc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ luôn là vấn đề được cha mẹ quan tâm hàng đầu.
Khi trẻ có sức đề kháng tốt sẽ bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt. Ngược lại, khi sức đề kháng yếu, trẻ sẽ dễ phải đối mặt với những nguy cơ bị ốm vặt do hệ miễn dịch còn non yếu. Những vấn đề mà trẻ có sức đề kháng yếu thường phải đối mặt đó là triệu chứng hô hấp: cảm cúm, ho, sốt,... gây ra bởi viêm mũi họng, viêm khí phế quản, viêm phổi… và các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,…
Những trẻ có sức đề kháng yếu thì dễ mắc bệnh, từ đó hệ miễn dịch lại càng bị ảnh hưởng, khiến trẻ biếng ăn, kém phát triển và lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não.
Bên cạnh các yếu tố từ bên trong như hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, bệnh lý mắc phải, di truyền… thì các yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng của trẻ. Những yếu tố có thể kể đến như:
- Môi trường sống bị ô nhiễm: Khi trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm, thường xuyên hít phải khói bụi, hơi hóa chất, thuốc trừ sâu… sẽ gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ. Từ đó xuất hiện các triệu chứng về đường hô hấp, và nặng hơn, có thể gây ra các bệnh lý hô hấp ở trẻ.
- Trẻ ít vận động, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài: Nhiều cha mẹ có tâm lý bao bọc con quá mức, không cho trẻ ra ngoài chơi vì sợ trẻ sẽ tiếp xúc với nhiều mầm bệnh. Tuy nhiên, việc giữ khư khư trẻ trong nhà lại khiến bé dễ bị ốm vặt, yếu ớt khi thay đổi thời tiết hoặc thay đổi môi trường sống.
- Trẻ ngủ không đủ giấc: Tùy theo từng độ tuổi mà trẻ có thời gian ngủ mỗi ngày là khác nhau. Ví dụ như trẻ từ 2-6 tuổi cần ngủ khoảng 10-12 giờ mỗi ngày. Việc trẻ ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất (chiều cao, cân nặng,...) và sức đề kháng. Ngược lại, nếu trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không đủ giấc khiến trẻ không chỉ chậm lớn, mệt mỏi, quấy khóc mà về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng và sự phát triển của bé.
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng với những thực phẩm tăng cường sức đề kháng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ rất dễ bị ốm vặt. Khi bị ốm vặt, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém đi, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng và bồi dưỡng tốt thì trẻ lại dễ có nguy cơ mắc các bệnh cơ hội khác. Đây là vòng luẩn quẩn ba mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Để trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh vặt thì việc tăng cường sức đề kháng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết rằng tăng sức đề kháng cho trẻ là quá trình phối hợp của nhiều biện pháp khác nhau trong khoảng thời gian liên tục. Cha mẹ nên thực hiện kết hợp các biện pháp sẽ dần cải thiện sức đề kháng, từ đó giúp trẻ giảm nguy cơ ốm vặt. Những biện pháp đó là:
Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cụ thể như thế nào để tăng cường sức đề kháng cho trẻ?
Quy tắc chung với chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, để tăng cường sức đề kháng, mẹ cần lưu ý tăng cường các thực phẩm giàu kẽm, bổ sung thêm các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều Vitamin C, E… cho trẻ.
Trẻ cũng cần uống đủ nước và bổ sung thêm các loại nước trái cây và sữa dinh dưỡng sẽ rất có lợi cho sức khỏe đề kháng.
Cha mẹ cũng có thể tham khảo bổ sung sản phẩm dinh dưỡng chứa HMOs để tăng cường đề kháng cho trẻ bởi HMOs đã được chứng minh là “dưỡng chất vàng” rất có lợi với đề kháng của trẻ.
HMO là thành phần chất rắn nhiều thứ ba trong sữa mẹ với hơn 200 loại khác nhau, được chia thành 3 phân nhóm chính và được mệnh danh là “người hùng” thầm lặng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
HMO được chứng minh khoa học mang tới nhiều lợi ích về miễn dịch bao gồm: duy trì cân bằng miễn dịch; thiết lập hệ vi sinh đường ruột khoẻ mạnh và củng cố chức năng hàng rào niêm mạc ruột, từ đó giúp trẻ giảm nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng hô hấp và tiêu chảy.
Công thức dinh dưỡng có 5HMOs được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, vậy công thức phức hợp này mang lại những lợi ích vượt trội gì đối với sức đề kháng của trẻ?
Theo các nghiên cứu về sự đa dạng của HMOs đối với hệ thống miễn dịch đang phát triển, việc bổ sung 5 loại HMOs (2’-FL, DFL, LNT, 3’-SL và 6’-SL) mang lại nhiều lợi ích với sức đề kháng của trẻ, thu hẹp đáng kể khoảng cách về sự đa dạng HMO trong sữa mẹ và vượt trội hơn hẳn so với các công thức bổ sung một vài loại HMOs trên thị trường.
Các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện cho việc bổ sung 5 loại HMOs (đại diện ở cả 3 phân nhóm) vào sản phẩm dinh dưỡng công thức còn chỉ ra các lợi ích vượt trội cho hệ miễn dịch của trẻ như tăng lợi khuẩn, giảm hại khuẩn, giúp thiết lập hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh; tăng tiết kháng thể IgA trong lòng ruột; giảm một số loại tiêu chảy do nhiễm trùng và giảm nhiễm trùng hô hấp.
Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho cha mẹ trong hành trình nuôi con, không còn lo trẻ hay ốm vặt, tạo nền tảng phát triển toàn diện, giúp trẻ tự tin khám phá trọn tiềm năng.
Tác giả: PGS. TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn
- Trưởng khoa Nội tổng quát 2 – Bệnh viện Nhi đồng 1