Buổi sáng đóng một vai trò quan trọng trong ngày, vì vậy, dù chúng ăn sáng như thế nào, nó cũng có thể ảnh hưởng đến trạng thái trong ngày, và đối với trẻ nhỏ cũng vậy.
Bởi vì, bữa ăn sáng là nguồn cung cấp năng lượng chính của não, sau một giấc ngủ dài.
Tuy nhiên, không phải ăn sáng vào bất cứ lúc nào, ăn món nào cũng tốt. Vậy nên cha mẹ cần lưu ý những thông tin hữu ích dưới đây nhằm giúp con phát triển lành mạnh.
3 kiểu ăn sáng mẹ nên tránh cho trẻ ăn
Để giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh, mẹ nên tránh cho con ăn những thức ăn này vào buổi sáng.
Đồ chiên rán
Nhiều bậc cha mẹ thích chuẩn bị một số món rán, bánh mì kẹp thịt và những thứ nhiều dầu mỡ khác cho con vào buổi sáng nhưng thực tế, những thực phẩm này không thích hợp để trẻ ăn vào buổi sáng.
Thức ăn chiên rán có hàm lượng calo tương đối cao, lại chứa nhiều chất béo, ruột và dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên khó tiêu hóa.
Hơn nữa, phèn chua chứa nhiều trong các loại bột chiên xù, ăn lâu dễ sinh ra các chất vô cơ chứa nhôm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.
Thức ăn chiên rán có hàm lượng calo tương đối cao, lại chứa nhiều chất béo, ruột và dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên khó tiêu hóa.
Thức ăn để qua đêm
Nhiều bậc cha mẹ có thói quen sẽ lấy thức ăn thừa của ngày hôm trước và hâm lại để cho con ăn vào buổi sáng. Tuy nhiên, đây là thói quen có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ.
Trước hết, đồ ăn sáng để qua đêm sẽ ảnh hưởng đến hương vị, thậm chí sau khi hâm nóng, hương vị cũng không còn tươi ngon.
Thứ hai, thức ăn qua đêm sẽ tạo ra một chất gọi là axit nitơ, có hại cho cơ thể con người, cũng như trẻ em.
Thức uống lạnh
Một số đồ uống cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp, vì vậy nhiều bậc cha mẹ sẽ để những đồ uống này trong tủ lạnh.
Tuy nhiên, dạ dày và ruột của trẻ chưa được đánh thức hoàn toàn vào buổi sáng, dạ dày vẫn còn rất trống rỗng, uống quá nhiều đồ lạnh sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, làm cho nhiệt độ trong dạ dày quá thấp, ảnh hưởng đến sự bài tiết của dạ dày, axit và hoạt động của các men tiêu hóa.
Thức ăn qua đêm sẽ tạo ra một chất gọi là axit nitơ, có hại cho cơ thể con người, cũng như trẻ em.
Những thói quen ăn sáng nên tránh
Trong bữa sáng, ngoài việc tránh một số loại thực phẩm, cha mẹ cũng phải nhớ nên tránh cho trẻ hình thành một số thói quen ăn uống không tốt.
Vừa ăn vừa đi dạo
Nhiều cha mẹ bận rộn nên không thể chuẩn bị bữa sáng cho con, đôi khi không kịp ăn sáng đã vội vã ra quán ven đường mua gì đó để trẻ ăn, tình trạng này ngày càng phổ biến. Trên thực tế, đây là một hành vi không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích.
Vừa ăn vừa đi là một hành vi rất không lành mạnh, không có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày của trẻ. Ngoài ra, vừa ăn vừa đi rất dễ trộn lẫn chất bẩn trong không khí với thức ăn và ăn vào dạ dày.
Để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cha mẹ nên cho trẻ ăn đúng giờ, đầy đủ dinh dưỡng.
Giờ ăn sáng không cố định
Chúng ta đều biết bữa sáng rất quan trọng, thời điểm ăn sáng cũng vô cùng quan trọng, sớm quá hay muộn đều không tốt. Bữa sáng phải ăn đúng giờ, tốt nhất là trước 8 giờ sáng.
Ăn quá sớm sẽ làm giảm thời gian ngủ của trẻ, ăn muộn quá sát giờ ăn trưa sẽ ảnh hưởng đến thời gian 3 bữa bình thường.
Một bữa sáng đúng giờ mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bé. Ăn sáng vào thời điểm thích hợp sẽ tạo điều kiện giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, và lượng chất béo không bị tích trữ quá lâu trong cơ thể. Như thế, trẻ em có thể hấp thụ những chất dinh dưỡng khác một cách tốt nhất.
Do đó, cha mẹ nên chú ý và duy trì thói quen ăn uống đúng giờ cho trẻ, tránh cho con ăn uống vào thời gian không cố định, vô tình gây hại đến sức khỏe.
Không ăn sáng
Nếu chúng ta không ăn sáng, cơ thể sẽ huy động toàn bộ chất dự trữ từ hôm trước để hoạt động ngày hôm sau. Điều này khiến cơ thể dần yếu đi và cơ quan nội tạng sẽ kém chức năng.
Việc không ăn sáng càng làm cho dạ dày thêm rỗng. Dịch vị được tiết ra không được trung hoà nên hay gây viêm loét. Với trẻ em việc không ăn sáng làm cho cơ thể không đủ dưỡng chất phát triển. Đứa trẻ sẽ còi cọc, kém thông minh và hoạt động trí tuệ không cao, thường xuyên trong tình trạng gà gật, buồn ngủ. Do đó muốn con mình học giỏi và minh mẫn, có một sức khỏe tốt cha mẹ hãy cố gắng chuẩn bị bữa sáng đầy đủ cho trẻ.
Trẻ không ăn sáng hoặc ăn sáng với giờ giấc không cố định về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
Bữa sáng lành mạnh cho trẻ phải như thế nào?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một bữa sáng lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ ít nhất phải chứa protein, carbohydrate và các loại vitamin, khoáng chất khác.
Chọn thực phẩm chứa protein (đạm)
Protein là một trong những thành phần thiết yếu của cơ thể, vì vậy việc lựa chọn một số thực phẩm chứa protein cho bữa sáng rất quan trọng.
Chất đạm có thể duy trì năng lượng dồi dào. giúp trẻ duy trì cân nặng, giúp cơ bắp và não bộ phát triển, đồng thời tăng khả năng phản ứng nhạy bén của cơ thể. Nếu lượng chất đạm nạp vào cơ thể không đủ, năng lượng và tình trạng học tập của trẻ sẽ không tốt vào buổi sáng.
Cha mẹ có thể bổ sung các thực phẩm chứa nhiều đạm như sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, thịt bò… vào bữa ăn sáng của trẻ.
Bữa ăn sáng lành mạnh cho trẻ nên chứa đủ protein, carbohydrate vitamin và khoáng chất.
Đảm bảo lượng carbohydrate
Ngoài protein, carbohydrate cũng là một trong những thành phần thiết yếu của cơ thể chúng ta, để đảm bảo cung cấp đủ lượng carbohydrate mỗi ngày để cơ thể hoạt động tốt hơn.
Carbohydrates là nguồn chính trong số 3 chất dinh dưỡng đa lượng cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể (khoảng từ 50-60% là mức hợp lý được nhiều chuyên gia khuyên dùng), từ hít thở đến chơi thể thao, từ lao động tay chân đến lao động trí não,… và đặc biệt là cho cơ bắp.
Đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất của chất đạm và chất béo để xây dựng và tái tạo các cơ quan. Nó cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các chức năng của não bộ và quá trình sản xuất hormone. Do đó, dưỡng chất này rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ, không nên thiếu trong các bữa ăn sáng.
Có rất nhiều loại thực phẩm chứa carbohydrate, nhưng không phải tất cả chúng đều thích hợp để ăn vào buổi sáng. Những thực phẩm chứa nhiều Carbohydrates mẹ nên bổ sung vào bữa ăn sáng cho trẻ như yến mạch, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
Mẹ cũng nên cho trẻ ăn thêm các loại rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất cho con.
Ngoài việc đảm bảo đủ chất cần thiết cho bữa sáng, cha mẹ cũng phải nhớ cân đối dinh dưỡng, cũng có thể chuẩn bị rau và hoa quả cho trẻ. Nếu trẻ không thích ăn rau, mẹ có thể chuẩn bị một ít salad rau củ hoặc salad trái cây.
Mẹ cũng nên lưu ý, bữa sáng nên có ít nhất hai món, bữa sáng càng đa dạng, phong phú thì trẻ càng bổ sung nhiều dinh dưỡng. Bữa sáng hàng ngày nên có một ly sữa, một quả trứng, trái cây, và sau đó là bất kỳ thực phẩm chủ yếu nào.
Tốt nhất không nên ăn thức ăn có quá nhiều dầu và muối vào buổi sáng, những thức ăn nhạt sẽ thân thiện với dạ dày của trẻ hơn.