Quan sát và đọc kĩ bài toán là một trong những kỹ năng cần thiết, vô cùng quan trọng khi học toán. Chính vì thế phụ huynh cần luôn phải nhắc nhở con em mình cần làm điều đó trước khi đặt bút làm phép tính để không xảy ra những sai lầm đáng tiếc như em học sinh dưới đây.
Cụ thể một phụ huynh chia sẻ bài làm của con mình trên một diễn đàn thu hút hàng nghìn lượt quan tâm từ mọi người, trong đó có rất nhiều các bậc phụ huynh khác có con cùng độ tuổi học lớp 2.
Bài toán kiểm tra mà cô giáo đưa ra là “Tìm hiệu của số lớn nhất có hai chữ số khác nhau và số nhỏ nhất có hai chữ số giống nhau”.
Em học sinh đã cho ra phép tính trừ, xác định "số lớn nhất có hai chữ số khác nhau" là 98 và "số nhỏ nhất có hai chữ số giống nhau" là 10.
Phép tính của em học sinh được thực hiện như sau:
98 – 10 = 88
Cách giải của cô giáo khiến phụ huynh càng hoang mang hơn.
Dễ dàng có thể nhận thấy phép tính của em học sinh không hề sai nhưng cách nhận ra con số phù hợp với yêu cầu bài toán của em học sinh đã bị sai. Theo đó em học sinh tìm sai "số nhỏ nhất có hai chữ số giống nhau". Con số chính xác phải là 11 chứ không phải 10 như em học sinh đưa ra. Chính vì thế phép tính của em đã bị cô giáo gạch sai.
Tuy nhiên câu chuyên chưa dừng lại ở đó vì ở phía sau, cô giáo đã đưa ra lời giải để giúp em học sinh nhận ra được đáp án đúng. Thế nhưng không biết vì lý do gì mà phép tính cô giáo đưa ra lại cũng không hề chính xác như cô nghĩ.
Theo đó, cô cũng nhận định sai "số lớn nhất có hai chữ số khác nhau" là 99. Chính xác phải là 98.
Tuy nhiên kết quả của phép tính của cô giáo lại vẫn đúng lại càng khiến các phụ huynh hoang mang hơn. Cô giáo làm: 99 – 11 = 87
Phía dưới phần bình luận, nhiều người cho rằng cô giáo vội vàng nên viết sai 98 thành 99 bởi thực chất đáp án của cô vẫn đúng.
Vậy nhưng rất nhiều phụ huynh vẫn không hài lòng với cách làm này của cô giáo, điều đó chứng tỏ cô cũng không cẩn thận trong khi làm toán nên đã dẫn đến cách đặt phép tính sai. Như vậy khiến cho học sinh vừa khó hiểu lại không cẩn thận hơn trong việc làm toán được.
“Không đọc đề thì riêng khoản cô giáo dám viết 99 - 11= 87 là cô nên xem xét lại bản thân rồi, dạy học sinh mà còn nhầm với lẫn được thì đừng trách sao học sinh nó nhầm. Còn đề bài thì học sinh vẫn sai. Cả cô và trò đều sai” – một phụ huynh bày tỏ.
Ảnh minh họa
Như thế có thể thấy khi làm bất kì một bài toán nào cần rất nhiều kỹ năng thì mới đạt được kết quả tối đa nhất. Chính vì thế, để tránh những sai sót thường gặp nhất khi làm toán giống như em học sinh và cô giáo nói trên, các bậc phụ huynh cũng cần nhắc nhở kĩ các con thực hiện đầy đủ các bước sau khi làm bất kì một bài toán nào:
Đọc kỹ đề bài: Hãy chắc chắn rằng con hiểu rõ yêu cầu của bài toán. Đọc lại một hoặc hai lần để nắm bắt thông tin cần thiết.
Xác định dữ liệu: Ghi chú các số liệu, thông tin và điều kiện có trong đề bài. Việc này giúp nhận diện các yếu tố quan trọng.
Lập kế hoạch giải: Suy nghĩ về phương pháp và cách thức giải bài. Có thể sử dụng sơ đồ, bảng biểu hoặc công thức để tổ chức suy nghĩ.
Thực hiện giải: Áp dụng các phương pháp đã lập kế hoạch. Làm từng bước một, không vội vàng để tránh sai sót.
Kiểm tra lại kết quả: Sau khi có kết quả, hãy xem lại các bước đã làm và kiểm tra tính hợp lý của kết quả. So sánh với dữ liệu ban đầu để đảm bảo tính chính xác.
Thảo luận và phân tích: Nếu có thời gian, hãy thảo luận với bạn bè hoặc bố mẹ về cách giải. Điều này có thể giúp phát hiện lỗi và cải thiện khả năng tư duy của con.
Luyện tập thường xuyên: Để nâng cao kỹ năng giải toán, bố mẹ cần khuyến khích con làm nhiều bài tập khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Từ đó con có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình.
Ngoài ra nếu con có niềm đam mê, hứng thú với môn toán học thì cũng có thể làm tốt bài toán hơn dù có bất kì trường hợp nào xảy ra. Bố mẹ có thể giúp con có hứng thú học toán:
- Bố mẹ cần phải định vị nhận thức của con để xây dựng lộ trình phù hợp. Bố mẹ lên lộ trình phải phụ thuộc vào năng lực của trẻ và cũng không nên dạy quá nhiều cho con. Nếu con có năng lực tư duy toán, phụ huynh cần khuyến khích, còn con kém, các kỹ năng chưa tốt, bố mẹ nên rèn luyện dần.
- Bố mẹ cũng không nên đánh đồng chung, so sánh con với các bạn vì mỗi đứa trẻ khác nhau và đứa trẻ tiềm năng là khi lớn lên mà nên phân bổ, sắp xếp thời gian biểu phù hợp cho con, giúp trẻ kích thích, hứng thú tiếp nhận kiến thức.
- Để tạo hứng thú học toán ở nhà cho con, bố mẹ có thể kể những câu chuyện phù hợp lứa tuổi và có cơ chế cho từng trẻ, khuyến khích chúng khám phá nhằm tạo hứng thú, phát triển hết tư duy.
- Bố mẹ hãy để con tự lực, tự chơi và tự giải quyết trong môi trường an toàn. Tính sáng tạo sẽ giúp con biết cách giải quyết.