3 chìa khoá vàng giúp trẻ ngăn ngừa táo bón, bổ sung chất xơ, tăng cân nhanh mà bố mẹ cần biết

Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên rất nhiều bố mẹ chủ quan không can thiệp, từ đó dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe, cũng như sự phát triển của trẻ.

Bé trai 3 tuổi phải can thiệp vì táo bón, sợ đi cầu

Táo bón là một vấn đề tiêu hóa thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nếu chủ quan không có biện pháp can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống, cũng như sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 

Bé Gia Huy (3 tuổi, ở Hà Nội) liên tục bị táo bón kể từ khi bắt đầu tập ăn cơm đến nay, có thời điểm 3 đến 4 ngày trẻ mới đi cầu một lần. Gần đây nhất, bé Huy phải đưa đến bệnh viện và nhờ sự hướng dẫn, can thiệp của bác sĩ mới có thể đi đại tiện được.

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa Nhi - Dương Thị Thủy (ở Hà Nội) cho biết, sau khi khám trẻ được chẩn đoán bị táo bón. Qua khai thác từ gia đình được biết, trẻ đã nhịn đại tiện đến ngày thứ 5, có biểu hiện sợ mỗi khi đi vệ sinh. Trước đó, trẻ đã nhiều lần táo bón, thậm chí có lần đại tiện ra máu.

Trước tình trạng trên, trẻ được can thiệp bằng cách dùng thuốc thụt hậu môn (thuốc nhuận tràng), cùng với đó bác sĩ hướng dẫn cách sinh hoạt, ăn uống nên tình trạng của trẻ được cải thiện. Sau 7 ngày khám lại, trẻ đi ngoài phân bình thường.

Rất nhiều trẻ bị táo bón, nguyên nhân là do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý. Ảnh minh họa.

Rất nhiều trẻ bị táo bón, nguyên nhân là do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý. Ảnh minh họa. 

Bác sĩ cho biết, việc dùng thuốc thụt hậu môn chỉ được thực hiện khi có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thụt tháo hậu môn cho trẻ quá thường xuyên khi trẻ bị táo bón, việc này sẽ khiến bé bị lệ thuộc vào thuốc. Không chỉ vậy, việc thụt tháo thường xuyên còn khiến hậu môn dễ bị kích thích và gây tổn thương các mô.

Bác sĩ Thủy cho biết, táo bón là tình trạng phổ biến ở trẻ em và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên gia tăng ở 3 nhóm tuổi chính: Tuổi bú mẹ, giai đoạn trẻ tập đi vệ sinh và tuổi học đường. Khi trẻ bị táo bón thường có các biểu hiện điển hình như:

- Bé đi đại tiện không thường xuyên (dưới 3 lần mỗi tuần);

- Đại tiện khó khăn, phân cứng, to gây khó chịu, căng thẳng (rặn đau, ngồi lâu, đôi khi chảy máu hậu môn,… );

- Thời gian kéo dài từ 2 tuần trở lên.

“Chìa khóa vàng” giúp giải quyết tình trạng táo bón, giúp bé tăng cân

Theo thống kê, có đến 95% trường hợp trẻ táo bón không phải do nguyên nhân bệnh lý, mà là do thói quen và có thể can thiệp được. Trong đó, các chuyên gia cho rằng, để trẻ không bị táo bón thì tuyệt đối không thể bỏ qua bộ 3 “chìa khóa vàng” trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.

Đừng quên rau xanh và trái cây

Quá trình chăm sóc trẻ, không ít gia đình cho trẻ ăn theo sở thích, thậm chí ép trẻ ăn nhiều cơm-cháo, ăn nhiều thịt cá để con tăng cân, khỏe mạnh. Trong khi đó, đa số trẻ lười ăn rau thì phụ huynh lại không chú ý, không tìm cách để giúp trẻ ăn nhiều hơn. Đây chính là sai lầm khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ phổ biến, rất nhiều người gặp phải.

Bổ sung rau củ quả hợp lý là biện pháp chống táo bón hiệu quả với trẻ. Ảnh minh họa.

Bổ sung rau củ quả hợp lý là biện pháp chống táo bón hiệu quả với trẻ. Ảnh minh họa. 

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, rau củ quả là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất chủ yếu cho trẻ, do vậy cần phải cho trẻ ăn đủ theo nhu cầu khuyến nghị và từng độ tuổi. Theo khuyến cáo, với trẻ ăn dặm có thể tập cho trẻ ăn rau bằng cách uống ít nước rau, nước ép rau của quả hoặc tập cho trẻ ăn rau củ chín mềm nạo hay nghiền với lượng từ ít đến nhiều.

Từ sau đó đến 1 tuổi cho trẻ ăn khoảng 50g rau của quả nghiền vào các bữa ăn hàng ngày. Trẻ từ 2-6 tuổi, cần cho ăn khoảng 150-200g rau củ quả/ngày trong mỗi khẩu phần ăn. Trẻ 6 - 11 tuổi ăn 2 - 3 đơn vị ăn một ngày (một đơn vị ăn rau lá, rau củ quả tương đương với 100g rau lá, củ quả).

Với trẻ đang trong tình trạng táo bón, ngoài cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày, cần chọn các loại rau có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền thái nhỏ nấu canh, luộc rau cho trẻ ăn trước đối với trẻ lớn hoặc khoai lang củ luộc hoặc hấp cho trẻ ăn. Cùng với đó là cho trẻ uống thêm nước rau quả ngày 3-4 lần.

Uống đủ nước và tạo thói quen cho trẻ

Theo tư vấn từ các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, nước có vai trò quan trọng đối với cải thiện tình trạng táo bón. Trong khi trẻ nhỏ là đối tượng luôn thụ động trong việc ăn uống, bé thường mải chơi quên uống nước, điều đó có thể khiến bé bị táo bón nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó nước có vai trò loại bỏ các chất thải độc hại, cung cấp đủ nước cho đường ruột giúp làm mềm phân và tránh nguy cơ bị táo bón.

Trẻ uống đủ nước mỗi ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ảnh minh họa.

Trẻ uống đủ nước mỗi ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ảnh minh họa. 

Vì thế, các mẹ nên nhắc nhở bé uống đủ nước mỗi ngày và tùy theo lứa tuổi mà bổ sung lượng nước khác nhau. Cụ thể:

- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không cần uống thêm nước bởi trong thành phần của sữa mẹ hoặc sữa công thức mà bé ăn đã có sẵn một lượng nước vừa đủ.

- Trẻ 6 – 12 tháng tuổi có nhu cầu nước khoảng 100m/kg cân nặng cơ thể trong 1 ngày (kể cả sữa), ví dụ nếu bé nặng 9kg cần 900ml nước, lượng sữa bé uống trong ngày vào khoảng 600ml sữa thì cha mẹ cần bổ sung thêm 300ml nước cho con, có thể cho bé uống nước đun sôi để nguội, nước ép hoa quả tươi, nước luộc rau củ...

- Trẻ trên 1 tuổi, có cân nặng 10kg cần uống 1 lít nước mỗi ngày (kể cả lượng sữa mà bé uống vào). Đối với trẻ có cân nặng lớn hơn 10 kg thì mỗi kilogram cần tăng thêm 50ml nước cho trẻ.

Ngoài uống đủ nước, phụ huynh cần phải tạo thói quen đi đại tiện cho trẻ như đi đúng giờ, không thúc ép trẻ, nên chọn thời điểm thường chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột tăng (tránh bắt trẻ ngồi bô, bệ xí quá lâu). Nên tập xoa bụng từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa hai bữa ăn.

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Việc bổ sung chất xơ, uống đủ nước và ăn đa dạng thực phẩm là rất quan trọng để trẻ phát triển toàn diện, tránh tình trạng táo bón. Tuy nhiên, việc bổ sung các thực phẩm bổ sung giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột là rất quan trọng, trong đó có những sản phẩm và chế phẩm từ sữa.

Lựa chọn sữa chứa nhiều lợi khuẩn sẽ tốt cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Ảnh minh họa.

Lựa chọn sữa chứa nhiều lợi khuẩn sẽ tốt cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Ảnh minh họa. 

Các nghiên cứu cho thấy, đường ruột khỏe mạnh sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Trong khi đó, có đến 70% hệ miễn dịch của trẻ nằm trong đường ruột, vì thế ngoài việc bảo vệ đường ruột thì việc bổ sung hệ vi sinh là điều rất quan trọng.

Được biết, hệ vi khuẩn này bao gồm các lợi khuẩn và hại khuẩn sống trong đường ruột. Khi hệ vi sinh đường ruột đạt được sự cân bằng với 85% lợi khuẩn, trẻ sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và từ đó giúp tăng cường tối ưu sức đề kháng chống lại các bệnh lây nhiễm, cũng như phát triển toàn diện sức khỏe như tăng cân, tăng chiều cao.

Tuy nhiên, khi bổ sung sữa hay các thực phẩm hỗ trợ để cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng cần phải hết sức lưu ý, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Nên bổ sung những thực phẩm có vị trái cây như dâu, chuối vì ngoài bổ sung hệ vi sinh đường ruột tốt cho tiêu hóa, thì còn bổ sung thêm chất xơ cho trẻ.

Nutifood GrowPLUS+ với công thức được phát triển bởi Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI Đề kháng khỏe, Tiêu hóa tốt. Sản phẩm chứa:

- 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium hỗ trợ ngăn ngừa táo bón và vi khuẩn có hại.

- Chất xơ hòa tan FOS & Inulin tạo môi trường lý tưởng cho hệ vi sinh đường ruột phát triển.

- Cùng các dưỡng chất thiết yếu khác hỗ trợ bé phát triển lành mạnh.

Sản phẩm có loại sữa bột và sữa bột pha sẵn tiện lợi.3 amp;#34;chìa khoá vàngamp;#34; giúp trẻ ngăn ngừa táo bón, bổ sung chất xơ, tăng cân nhanh mà bố mẹ cần biết - 5

Dâu tây và chuối cực tốt cho sức khỏe, nhưng dễ nhiễm chất bảo quản: Vậy dùng sữa có tốt hơn?