Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, chỉ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng và các vitamin thiết yếu, chắc chắn trẻ sẽ phát triển tốt.
Tuy nhiên, có một số thói quen trước khi đi ngủ tưởng chừng như vô hại, nhưng có thể làm giảm phát triển chiều cao và trí tuệ của trẻ.
Cha mẹ biết bao nhiêu về tình hình giấc ngủ của con mình?
Nhiều trẻ ngủ ít hơn tiêu chuẩn
Theo hướng dẫn về giấc ngủ của Học viện Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ, thời lượng ngủ tiêu chuẩn cho thanh thiếu niên từ 0-18 tuổi là:
- Trẻ sơ sinh 4 đến 12 tháng tuổi khoảng 12 đến 16 giờ ngủ mỗi ngày.
- Trẻ 1 đến 3 tuổi là 11 đến 14 giờ.
- Trẻ từ 3 đến 5 tuổi 10 đến 13 giờ.
- Trẻ từ 6- 9 tuổi là 12 giờ.
- Thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi cần ngủ từ 8 đến 10 tiếng.
Tuy nhiên, trong thực tế, thời gian ngủ của hầu hết trẻ em đều không đạt tiêu chuẩn, trẻ càng lớn thì thời gian ngủ càng ít.
Một bộ dữ liệu được đề cập trong báo cáo "Chỉ số giấc ngủ của trẻ em và thanh thiếu niên Trung Quốc năm 2019" cho biết. Khoảng 62,9% thanh thiếu niên ở nước này ngủ ít hơn 8 giờ một ngày, và học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm tỷ lệ lớn nhất, khoảng 81,2%.
Trẻ ngủ đủ giấc giúp phát triển tâm trí, thể chất khỏe mạnh hơn.
Thiếu ngủ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là vào mùa xuân
Hầu hết chúng ta đều biết tầm quan trọng của giấc ngủ, nhưng vẫn còn rất nhiều trẻ không ngủ đủ giấc.
Trẻ thiếu ngủ lâu ngày sẽ tạo ra một số tiềm ẩn gây hại đối với cơ thể như: Khả năng miễn dịch, dễ xúc động, hiệu quả học tập thấp, khó tập trung, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.
Đặc biệt vào mùa xuân vốn dĩ là “thời kỳ vàng” cho sự phát triển chiều cao của trẻ, giá trị tăng trưởng chiều cao tương đương 2 đến 2,5 lần so với mùa thu, lượng hoocmon tăng trưởng tiết ra nhiều nếu trẻ không được bù giấc ngủ, sẽ là một điều đáng tiếc.
Thói quen ngủ kém cũng có thể khiến giấc ngủ của trẻ bị trì hoãn
Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ em nói chung ai cũng biết, ví dụ như áp lực học tập cao, đặc biệt là học sinh cấp 2, cấp 3. Để cải thiện điểm số, mỗi giây mỗi giây đều phải hy sinh thời gian ngủ.
Có một điểm nữa mà mọi người hay bỏ qua, đó là một số thói quen trước khi đi ngủ thường xuyên cũng khiến chất lượng và thời lượng giấc ngủ của trẻ bị trì hoãn. Đặc biệt, những điều sau đây nên tránh càng nhiều càng tốt:
Những thói quen xấu ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ của trẻ
Dưới đây là những thói quen trước khi đi ngủ tưởng chừng như vô hại, nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao và trí tuệ của trẻ.
Nghiện các sản phẩm điện tử trước khi đi ngủ
Nghiên cứu cho thấy gần một nửa thanh thiếu niên có tình trạng ngủ kém đã tiếp xúc với TV, điện thoại di động hoặc máy tính bảng trước khi đi ngủ. Những sản phẩm điện tử này đang “đánh cắp” giấc ngủ của trẻ nhỏ.
Một cuộc khảo sát ở Mỹ cho thấy, nghịch điện thoại 8 phút trước khi đi ngủ sẽ khiến não bộ hưng phấn trong 1 giờ.
Điều này là do trong quá trình ánh sáng xanh phát ra từ các sản phẩm điện tử có thể ức chế sự tổng hợp melatonin trong cơ thể, và melatonin là một loại hormone gây buồn ngủ có thể giúp trẻ thư giãn trước khi đi ngủ và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nếu nó bị ức chế, từ đó trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ bị giảm sút.
Và dù là game hay TV thì âm thanh và hình ảnh bên trong cũng sẽ kích thích thị giác và thính giác của trẻ ở một mức độ nhất định, khiến não bộ luôn trong trạng thái hưng phấn, tự nhiên khó đi vào giấc ngủ.
Một cuộc khảo sát ở Mỹ cho thấy, nghịch điện thoại 8 phút trước khi đi ngủ sẽ khiến não bộ hưng phấn trong 1 giờ, khó đi vào giấc ngủ sau đó.
Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ
Nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng con mình đang phát triển sẽ không đủ ăn nên đã cho trẻ ăn nhẹ trước khi đi ngủ, điều này thực sự là một sai lầm.
Một khi ăn quá no, lượng máu cung cấp cho dạ dày càng nhiều dẫn đến lượng máu cung cấp cho não bị giảm, thực tế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Hơn nữa, nó còn có thể ức chế các chức năng sinh lý bình thường của các vùng thông minh của não bộ như ngôn ngữ, tư duy, trí tưởng tượng,… Lâu ngày dễ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.
Thứ hai, ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày của trẻ, làm cho tốc độ nhu động tiêu hóa chậm hơn, việc cung cấp oxy máu lên não bị dạ dày hạn chế, tuyến yên tiết ra ít hormone tăng trưởng có thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Tập thể dục hay hoạt động quá mạnh mẽ
Theo lời khuyên của chuyên gia, 1 giờ trước khi đi ngủ, hãy tập một số bài tập nhẹ nhàng và êm dịu, sẽ giúp thư giãn các cơ của toàn bộ cơ thể và đóng một vai trò nhất định trong việc hỗ trợ giấc ngủ.
Không nên vận động gắng sức trước khi đi ngủ cũng dễ khiến thần kinh tăng động, adrenaline tăng cao, trẻ thường khó đi vào giấc ngủ, ngày hôm sau các cơ dễ bị đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe, trạng thái tinh thần.
Thường xuyên bật đèn ngủ
Nhiều cha mẹ có thói quen bật đèn ngủ cho con đỡ sợ, nhưng tác hại của bật đèn ngủ khi ngủ lại khiến mọi người không ngờ tới. Bật đèn ngủ khiến trẻ có tâm trạng bồn chồn dẫn tới giấc ngủ không sâu, cản trở sự tiết ra của các hormone tăng trưởng.
Hãy cố gắng tránh cho trẻ ngủ với đèn ngủ trong thời gian dài có thể dẫn đến giảm tiết melatonin từ tuyến tùng của trẻ, từ đó làm suy yếu tác dụng ức chế trục sinh dục và gây dậy thì sớm cao.
Cha mẹ cũng nên giúp con giải tỏa tâm lý sợ bóng tối và giải thích cho con hiểu khi ngủ cần tắt đèn và dần tạo thói quen ngủ trong bóng tối, yên tĩnh để trẻ có cơ hội phát triển chiều cao tối ưu.
Lời khuyên của chuyên gia, nếu muốn con cao lớn và phát triển tốt hơn, tốt nhất nên đi ngủ trước 9h30 tối và thức dậy khoảng 7h sáng.
Bật đèn ngủ khiến trẻ có tâm trạng bồn chồn dẫn tới giấc ngủ không sâu, cản trở sự tiết ra của các hormone tăng trưởng.