Á hậu Tú Anh âm thầm sinh con thứ 2 cho chồng thiếu gia ngành xây dựng sau khi vào hào môn

Có lẽ mẹ chồng cũng hiểu ra được việc làm của mình là không nên, do đó bà thay đổi hẳn.

Tôi không dạy con thế và cũng không muốn con nói thế với bà nhưng như vậy sự thật chẳng phải là sai lầm của trẻ bắt nguồn từ chính việc làm của người lớn hay sao.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi về làm dâu con trong nhà tôi không được lòng mẹ chồng còn bố chồng và các anh chị em trong nhà ai cũng yêu quý tôi. Mẹ chồng chê gia cảnh của tôi không được như nhà bà, nhất là chuyện bố tôi từng ngồi tù khiến bà một mực phản đối. Thế nhưng may mắn chồng tôi không để ý chuyện đó nên quyết định lấy nhau.

Sau khi về chung một nhà, tôi mong muốn được ra ở riêng vì nghĩ mẹ chồng không hài lòng về mình nên sống sẽ có nhiều mâu thuẫn. Nhưng khi kinh tế chưa kịp chuẩn bị xong thì bố chồng tôi gặp tai nạn qua đời, mẹ chồng cũng bị liệt chân không còn khả năng đi lại. Chồng tôi là con trai duy nhất, chị gái và em chồng đều lập gia đình và ở xa chỉ thỉnh thoảng sang thăm thôi chứ không thể chăm bẵm được mẹ chồng. Vậy nên vì thương chồng không thể bỏ mặc mẹ nên tôi lại đành theo anh ở lại sống chung với mẹ chồng trong một căn nhà.

Việc mẹ chồng bị liệt khiến tính khí của bà lại càng khó ở hơn nên ngày càng không ưa tôi, ai cũng nhìn thấy điều đó nhưng đều động viên tôi cố gắng, rồi bà cũng nhìn thấy sự hiếu thảo của tôi. Ngoài việc mẹ chồng khó tính, không ưa tôi thì mọi thứ với tôi đều tốt, nhất là chị và em chồng, các bác bên nhà chồng đều yêu quý, giúp đỡ nên tôi cảm thấy nguôi ngoai phần nào.

Vợ chồng tôi có 2 con sau đó và gia đình 5 người vẫn sống chung trong một nhà nhiều năm nay. Mặc dù mẹ chồng không ưa tôi nhưng rất yêu quý các cháu nội và tôi biết điều đó, cũng luôn dạy con phải yêu thương, kính trọng bà. Vì mẹ chồng bị liệt nên các con cũng ngoan, cùng tôi giúp đỡ bà trong chuyện ăn uống, sinh hoạt.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mẹ chồng tôi có tính tiết kiệm lại không ưa con dâu nên thường xuyên cố tình ăn đồ thừa, nhất là trước mặt mọi người sẽ cố gắng ăn đồ thừa và nói ý tứ để mọi người nghĩ rằng con dâu không cho ăn ngon, mặc đẹp. Từ đó có thể mọi người sẽ ghét tôi.

Ví dụ tôi mang khay cơm nóng hổi vừa nấu lên cho bà nhưng nếu có ai hỏi thăm "Bà ăn cơm chưa" thì mẹ chồng tôi sẽ trả lời "Nó làm gì cho tôi ăn cái gì" hoặc "Nó lấy cơm nguội cho tôi ăn rồi".

Ngồi ăn cùng mâm cơm cả gia đình, tôi gắp thức ăn cho bà nhưng không bao giờ bà ăn mà luôn ăn lại đồ thừa, đồ cũ từ bữa trước, mục đích để chồng, chị và em chồng nghĩ rằng bình thường tôi hay ngược đãi, đối xử với bà không tốt. Rất may mọi người đều hiểu nên mỗi lần như thế thường không có ý kiến gì để tôi đỡ khó xử.

Vậy nhưng không ngờ, hành động của mẹ chồng tôi lại có ảnh hưởng sâu sắc tới những đứa con của tôi, mà chính bản thân tôi cũng không nghĩ tới.

Theo đó vào một bữa cơm khi có cả nhà chị chồng và em chồng đến dùng cơm, mọi người đều ăn xong xuôi tôi mới nói con lớn đi lấy nải chuối để trong bếp ra để tráng miệng. Đứa trẻ cầm ra đã kêu lên:

- Ôi mẹ ơi, bị hỏng mất mấy quả chắc không ăn được rồi. Còn vài quả là ăn được thôi.

- Đâu đưa mẹ xem nào. Tiếc quá, cả nải chuối chưa kịp ăn đã hỏng gần hết thế này. Thôi ăn những quả còn lành thôi, mấy quả dập rồi thì bỏ đi không tiếc.

Nghe tôi nói thế, cậu con trai 4 tuổi nhanh mồm nói:

- Tiếc thế mẹ nhỉ, nhưng sao phải bỏ đi, mình ăn quả lành còn đưa cho bà ăn quả hỏng, quả dập ý.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cả nhà bỗng im bặt, đồ dồn mắt về nhìn về phía thằng con tôi vì không hiểu sao nó lại nói như thế. Tôi nhanh chóng mắng mỏ con:

- Ôi sao con lại nói thế, nói thế là không ngoan nhé, sao con lại nói quả hỏng thì đưa cho bà?

- Ơ, tại ngày thường bà toàn ăn đồ thừa, đồ sắp hỏng đó thôi. Con thấy mẹ đưa đồ ngon cho bà nhưng bà không ăn mà toàn chọn những món đã cũ, con tưởng là bà thích ăn những món đó nên giờ có mấy quả chuối chưa hỏng hết thì chắc bà cũng thích mà, bỏ đi thì phí.

Tất cả mọi người trong nhà đều hiểu ra nguyên nhân khiến đứa trẻ phát ngôn như thế nhưng không ai nói gì, mẹ chồng cũng câm nín không nói nên lời.

Sau khi tất cả về phòng nghỉ ngơi tôi mới nói chuyện với con trai:

- Con trai, hôm nay con nói thế khiến bà không vui đâu. Là con đã hiểu sai rồi, bà muốn tiết kiệm cho gia đình mình nên bà mới ăn hết phần thức ăn còn thừa chứ không phải vì bà thích ăn. Ngoài ra con cũng phải giống mẹ, có phần ăn ngon phải mời bà ăn trước còn bà ăn hay không thì tùy bà chứ không được đưa đồ đã hỏng, đã thừa cho bà nghe chưa. Làm như thế là không ngoan, không lịch sự con nhé.

Đứa trẻ sau khi nghe mẹ nói đã hiểu ra mọi chuyện và xuống tầng nói lời xin lỗi với bà. Mẹ chồng tôi cũng từ thế mà thay đổi nhiều, không còn ăn đồ thừa, đồ hỏng nữa mà cũng nhẹ nhàng hơn với tôi.

Tâm sự từ độc giả vanchi...

Trẻ em thường học hỏi và phát triển qua việc quan sát và bắt chước những người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ và người lớn trong gia đình. Chính vì vậy, sai lầm của trẻ không chỉ đơn thuần là kết quả của việc chúng không hiểu biết hay thiếu kinh nghiệm, mà còn phản ánh những hành vi, thói quen và quan điểm của người lớn.

1. Người lớn phải làm gương

Người lớn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và hành vi của trẻ. Khi người lớn thể hiện những hành động tích cực như sự tôn trọng, kiên nhẫn và trách nhiệm, trẻ sẽ học hỏi và áp dụng những giá trị này trong cuộc sống hàng ngày. Ngược lại, nếu người lớn có những hành vi tiêu cực như cáu gắt, thiếu kiên nhẫn hoặc không tôn trọng người khác, trẻ sẽ dễ dàng bắt chước và hình thành những thói quen xấu.

2. Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ với trẻ

Ngôn ngữ mà người lớn sử dụng cũng có sức ảnh hưởng lớn đến cách mà trẻ em giao tiếp và biểu đạt cảm xúc. Nếu người lớn thường xuyên sử dụng những từ ngữ thô tục hoặc có thái độ tiêu cực, trẻ sẽ học hỏi và áp dụng cách giao tiếp tương tự. Do đó, việc lựa chọn ngôn từ và cách thể hiện cảm xúc một cách tích cực là vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ.

3. Hành động cụ thể

Để giáo dục trẻ một cách hiệu quả, người lớn cần phải làm gương bằng những hành động cụ thể. Ví dụ, nếu muốn trẻ biết tôn trọng người khác, người lớn nên thể hiện sự tôn trọng trong các mối quan hệ của mình. Nếu muốn trẻ biết lắng nghe, người lớn cần phải lắng nghe trẻ một cách chân thành. Sự nhất quán giữa lời nói và hành động sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và thấu hiểu hơn.

4. Khuyến khích và hỗ trợ

Ngoài việc làm gương, người lớn cũng cần khuyến khích và hỗ trợ trẻ trong quá trình phát triển. Điều này không chỉ giúp trẻ tự tin hơn mà còn giúp chúng hiểu rằng sai lầm là một phần tự nhiên của quá trình học hỏi. Khi trẻ mắc sai lầm, thay vì chỉ trích, người lớn nên hướng dẫn và giúp trẻ rút ra bài học từ những trải nghiệm đó.

Mẹ chồng kẹt sỉ bỗng dưng cho 500 triệu, tôi suy sụp thấy đoạn video kinh hoàng bà giấu trong ngăn tủ