Trong hành trình trưởng thành của trẻ, cha mẹ thường quan tâm nhất đến chiều cao của con bởi yếu tố này đem lại nhiều thuận lợi cho tương lai của bé. Nhiều bố mẹ thừa nhận lo lắng khi con quá thấp nhưng cũng có người lại buồn phiền vì sợ con... cao quá mức.
Đó là trường hợp của một bà mẹ ở Trung Quốc mới đây đã chia sẻ về cô con gái đang học lớp 6 tiểu học, bé lớn nhanh quá, đáng lo ngại. Chia sẻ của bà mẹ khiến nhiều người phải thốt lên ghen tỵ "Con tuôi 12 tuổi mà vẫn như chú gà".
Người mẹ này nói, khi mới sinh, con gái cô đã có chiều dài dài hơn các bạn đồng lứa. Chiều cao chuẩn của trẻ sơ sinh thường là 50 cm nhưng con chị đã đạt mốc 54 cm.
Không chỉ thế, trong suốt quá trình lớn lên, con gái của người mẹ này cũng luôn vượt bạn bè. Khi tròn 1 tuổi bé đã cao bằng trẻ 2 tuổi. Khi đi học mẫu giáo, bé cũng là học sinh cao nhất lớp. Vì cô bé quá cao nên nhiều bạn bè không chơi cùng vì tưởng bé là chị lớp lớn hơn.
Khi bước vào tiểu học, đứng giữa đám đông, con gái của bà mẹ này luôn vô cùng nổi bật. Cô giáo thường kêu con gái chị đứng đầu hàng để dẫn dắt cả lớp nhưng nhiều người không biết lại cứ tưởng là... cô giáo.
Hiện tại đứa trẻ mới 12 tuổi, học lớp 6 ở cấp bậc tiểu học nhưng đã đạt mốc 1m76. Trong khi đó, chiều cao của mẹ bé là 1m68 và bố bé là 1m78. Với chiều cao 1m76, cô bé chỉ cần đi giày cao gót một chút là đã bằng bố. Bởi vậy mà không ít lần khi nắm tay bố đi trên đường, nhiều người lầm tưởng cặp cha con này là ... tình nhân.
Những bất tiện vì chiều cao đã khiến cho cả con gái và người mẹ đều buồn lòng nhưng thực sự gia đình không kiểm soát được sự phát triển chiều cao của con gái.
Không dừng lại ở đó, hầu hết quần áo mà cô bé mặc cũng đều là quần áo size người lớn. Tuy nhiên người mẹ cố gắng mua quần áo trẻ con, trông rất trẻ con hoặc cho con mặc đồng phục trường để đứa trẻ thấy mình đúng lứa tuổi hơn.
Để giúp con gái tự tin hơn, người mẹ đã đăng ký cho bé tham gia lớp học người mẫu nhí. Và thực sự khi ở lớp học này, cô bé đã tìm kiếm được sự tự tin chút ít.
Bà mẹ hy vọng rằng con gái sẽ không cao hơn nữa vì nếu cứ phát triển chiều cao như thế này thì tương lai, con rất khó tìm bạn đời.
Sau khi chia sẻ của bà mẹ được đăng tải, rất nhiều phụ huynh khác bày tỏ sự ghen tỵ vì thực tế những đứa trẻ có mốc chiều cao như thế không nhiều. Và trong khi nhiều người đang "hì hục" tìm cách tăng chiều cao cho con thì người mẹ này lại không muốn con cao thêm.
Là cha mẹ, tất cả chúng ta đều mong muốn con mình cao hơn. Nếu trẻ lớn nhanh và cao lớn nghĩa là trẻ đã được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, miễn là không ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ thì thực ra trẻ có cao lên cũng không có vấn đề gì.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp trẻ cao quá tiêu chuẩn là dấu hiệu của những căn bệnh đáng lo ngại. Chính vì thế, cha mẹ cần theo dõi sát sao, cho con đi thăm khám để có giải pháp nuôi dưỡng kịp thời.
Trong trường hợp trên rõ ràng có thể thấy chiều cao của đứa trẻ này phụ thuộc vào gen chiều cao của bố mẹ là rất ít bởi với chiều cao mẹ 1m68 và bố 1m78 thì cũng không phải là quá xuất sắc. Do đó rõ ràng, chiều cao của đứa trẻ được tác động rất nhiều bởi cuộc sống thường ngày.
Do đó, nếu con bạn hiện tại chưa đạt được chiều cao đáng mơ ước, hãy tiếp tục chăm sóc bé ở những khía cạnh sau để thúc đẩy chiều cao tối đa cho con:
Chú trong xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho con
Cha mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học ngay từ nhỏ, bao gồm những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho quá trình tăng chiều cao.
Cha mẹ nên chú ý, trẻ quá mập hoặc quá gầy là biểu hiện của việc dinh dưỡng không cân đối, có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
Ví dụ: Suy dinh dưỡng và tăng cân quá nhanh sẽ tạo gánh nặng cho xương của trẻ và cũng sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng và béo phì cũng có thể dẫn đến dậy thì sớm và ảnh hưởng đến chiều cao sau này.
Theo ý kiến của chuyên gia, thực phẩm giàu protein như cá, tôm, thịt nạc, trứng gia cầm, đậu phộng và các sản phẩm từ đậu nành, cũng như các thực phẩm giàu canxi và phốt pho: sữa, tôm khô, súp xương, tảo bẹ và rong biển đều là những lựa chọn tốt.
Nhất định cha mẹ phải tránh cho trẻ ăn đồ ăn vặt chứa nhiều đường và nhiều calo, hay ăn đồ ăn nhanh, gà rán. Đồng thời, các loại thực phẩm chứa muối cũng là kẻ thù chính của sự tăng trưởng.
Sự phát triển của trẻ là một quá trình diễn ra theo quy luật và cha mẹ đừng nhầm tưởng rằng các sản phẩm quảng cáo khác nhau sẽ cung cấp cho trẻ một số chất bổ sung nhất định.
Mặc dù một số sản phẩm hỗ trợ tăng trưởng có thể giúp trẻ phát triển nhanh hơn trong thời gian ngắn nhưng các hormone có trong đó sẽ khiến xương của trẻ khép lại sớm hơn, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chiều cao cuối cùng của trẻ.
Hoạt động thể chất nhiều, đúng khoa học
Tập thể dục khoa học với một cường độ nhất định có thể kích thích tuyến yên tiết ra hoocmon tăng trưởng từ đó thúc đẩy tăng trưởng chiều cao ở trẻ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên tham gia thể thao sẽ cao hơn khoảng 4cm so với những đứa trẻ lười vận động.
Vì vậy các chuyên gia khoa Nhi khuyến cáo trẻ sơ sinh từ 1 đến 2 tuổi nên vận động hai giờ mỗi ngày, trong đó một giờ hoạt động cường độ cao để đẩy nhanh nhịp tim và đổ mồ hôi. Tốt nhất nên đảm bảo hoạt động 3 giờ mỗi ngày cho trẻ trên 3 tuổi.
Đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn này, các bài tập kéo căng và ném bóng bắt bóng đơn giản có thể giúp co bóp, kích thích xương và dây chằng phát triển của trẻ, giúp trẻ cao lớn hơn.
Nhưng điều cha mẹ cần lưu ý là hiệu quả của việc khuyến khích trẻ vận động rất chậm, cha mẹ không nên nóng vội mà áp đặt trẻ tập luyện với cường độ cao, điều này sẽ phản tác dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra, vận động cần hợp lý, nếu trẻ vận động với cường độ cao như vận động viên sẽ làm tăng gánh nặng cho xương khớp của bé và kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển.
Không thể bỏ qua một giấc ngủ chất lượng
Trẻ được ngủ đủ giấc là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tiết ra hoocmon tăng trưởng của trẻ, vì hoocmon tăng trưởng của trẻ tiết ra khi ngủ nhiều gấp ba lần khi trẻ thức giấc.
Trẻ sơ sinh ngủ hơn 20 giờ mỗi ngày và tiết ra hoocmon tăng trưởng trong vòng 24 giờ. Đối với những trẻ từ 3 tuổi trở lên lượng hoocmon tăng trưởng chỉ được tiết ra sau khi ngủ.
Cha mẹ có thể theo dõi bảng tiêu chuẩn về giấc ngủ theo từng độ ở trẻ để xem bé nhà mình đã đạt chuẩn chưa.