Trong thành phần của mía có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, sắt, magie cũng như hàm lượng vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6 và vitamin C. Đặc biệt, trong mía còn có chứa thành phần chất oxy hóa, chất xơ hòa tan và hàm lượng phytonutrients dồi dào... rất thanh mát và bổ dưỡng.
Tất cả những dưỡng chất này đều cần thiết đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, mía là thực phẩm được biết đến là có chứa rất nhiều đường. Do hàm lượng đường cao nên nhiều mẹ bầu thường quan ngại uống nước mía sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, gây biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
Bà bầu uống nước mía có bị tiểu đường không? (Ảnh minh họa)
Bà bầu uống nước mía có bị tiểu đường không?
Mặc dù vị của nước mía rất ngọt và có chứa lượng đường cao nhưng nó lại được đánh giá là tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Trong mía có chứa đường tự nhiên (chỉ số GI - Glycemic index thấp) hỗ trợ ngăn ngừa đường glucose trong máu của người bị tiểu đường tăng cao.
Vì thế, nước mía có thể dùng để thay thế cho những loại đồ uống có ga. Tuy nhiên, với những mẹ bầu đang bị tiểu đường hoặc bị tiểu đường tuýp 2 nên uống nước mía với lượng điều độ và chỉ uống sau khi được nhận tư vấn từ bác sĩ.
Bà bầu uống nước mía mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy?
Bà bầu có thể uống nước mía ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ. Uống nước mía không chỉ giúp cung cấp đầy đủ năng lượng mà còn giúp mẹ bầu giảm thiểu đường tình trạng ốm nghén. Tuy nước mía là đồ uống có rất nhiều đường nhưng loại đường này lại có khả năng bão hòa và chuyển hóa tốt nên nước mía không gây nguy hại như những loại thực phẩm hay đồ uống chứa đường khác.
Mặc dù vậy, với những mẹ bầu kỵ đồ ngọt thì nên hạn chế sử dụng nước mía ngay từ 3 tháng đầu vì chúng có khả năng làm cho tình trạng ốm nghén của mẹ trở nên nặng hơn gây buồn nôn, khó tiêu.
Bà bầu uống nước mía bao nhiêu là đủ?
Theo chia sẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, bà bầu nên có khẩu phần ăn đa dạng, đầy đủ năng lượng và những chất dinh dưỡng giúp đáp ứng được sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là mẹ phải luôn khỏe mạnh để chuẩn bị cho sự chào đón của bé yêu. Do vậy, mẹ bầu có thể dùng nước mía để bổ sung.
Tuy nhiên, Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi cũng khuyến cáo, mỗi ngày mẹ bầu không nên uống quá 1 ly (200ml) nước mía. Thay vào đó, bà bầu nên bổ sung thêm khoáng chất và vitamin từ các loại rau xanh, hoa quả tươi.
Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên uống khoảng 200ml nước mía là đủ. (Ảnh minh họa)
Lợi ích khi bà bầu uống nước mía
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Các chất chống oxy hóa trong nước mía tươi tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng, cảm cúm và cảm lạnh khi mang thai. Nó cũng duy trì mức độ bilirubin và bảo vệ gan. Một hệ thống miễn dịch mạnh không chỉ tốt cho mẹ mà còn bảo vệ sức khỏe của em bé trong bụng mẹ.
Giảm ốm nghén
Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, uống nước mía cùng với một chút gừng sẽ giúp giảm bớt mối lo ngại này mỗi khi phụ nữ bị ốm nghén, khó chịu khi mới mang thai.
Tăng cường năng lượng
Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi và cần được cung cấp năng lượng nhanh chóng, một ly nước mía có thể giúp ích cho mẹ. Hàm lượng đường sucrose trong mía giúp nâng cao mức năng lượng, tái cung cấp nước cho cơ thể, làm dịu cơn khát và cũng sẽ bổ sung lượng đường đã mất.
Hỗ trợ chống nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp trong giai đoạn mang thai. Nước mía là một chất chống oxy hóa tự nhiên và một nguồn khoáng chất tốt, giúp mẹ chống lại tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Việc tiêu thụ nước mía cũng hữu ích để điều trị các bệnh khác như sỏi thận và vàng da.
Uống nước mía hỗ trợ tăng cường năng lượng cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
Tăng cường sức khỏe thai nhi
Nước mía là nguồn cung cấp protein dồi dào, tốt cho sức khỏe của cả em bé và mẹ. Ngoài ra, nước mía còn chứa axit folic hoặc vitamin B9 được biết là làm giảm các nguy cơ liên quan đến khuyết tật bẩm sinh bao gồm tật nứt đốt sống có thể gây ra khó khăn trong học tập, các vấn đề về ruột và các vấn đề về vận động.
Giữ cân nặng trong tầm kiểm soát
Tăng cân quá mức là mối quan tâm chung của phụ nữ mang thai. Các hợp chất polyphenol có trong nước mía giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và duy trì cân nặng của mẹ.
Hỗ trợ các vấn đề về da
Mụn trứng cá có thể trở nên tồi tệ hơn khi mang thai do lượng estrogen tăng lên. Axit glycolic, thường được tìm thấy trong đường mía, được biết đến với công dụng trị mụn hiệu quả. Vì vậy, uống một ly nước mía sẽ giúp mẹ thoát khỏi các vấn đề về mụn khi mang thai .
Tránh các vấn đề về răng miệng
Một mối quan tâm phổ biến khác khi mang thai là hôi miệng và sâu răng. Uống nước mía thường xuyên có thể ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng vì nó chứa một lượng lớn magie và canxi.
Giúp giảm táo bón
Rất nhiều bà bầu bị chứng khó tiêu, táo bón. Bổ sung nước mía trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể giúp chống lại vấn đề này. Ngoài ra, uống nước mía cũng có thể giúp mẹ hạn chế tình trạng nhiễm trùng dạ dày.
Có nhiều cách uống nước mía khác nhau để mẹ bầu thêm ngon miệng. (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi bà bầu uống nước mía
Nước mía rất an toàn để uống khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý đến một số vấn đề sau khi có nhu cầu uống nước mía:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước mía hàng ngày khi mang thai.
- Tránh uống nước mía từ những người bán hàng rong vì nó có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh dạ dày.
- Mẹ nên uống một lượng nước mía vừa phải. Nước mía chứa nhiều đường và uống quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.
- Mẹ nên uống nước mía tươi, ngay khi vừa mới được ép xong để có thể nhận được những lợi ích từ nó. Nếu muốn bảo quản thêm vài giờ, mẹ nên đặt trong tủ lạnh.