Mới đây, truyền hình Trung Quốc đưa tin một bé gái 5 tháng tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên nước này nhập viện trong tình trạng khóc không ngừng, suốt 20 giờ liền bé không đi tiểu được. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện thận của cô bé đầy sỏi, chặn niệu quản.
Sau ca phẫu thuật, tình trạng của bé vẫn rơi vào nguy hiểm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được các bác sĩ xác định là do thói quen cho bé ăn uống của bố mẹ. Họ chia sẻ, chỉ sau 3 ngày đứa trẻ chào đời, cặp cha mẹ đã bắt đầu cho con mình ăn dặm bổ sung. "Bé bắt đầu ăn thức ăn bổ sung 3 ngày sau khi sinh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sỏi thận như hiện nay. Điều này rất đáng buồn!".
Người mẹ thiếu hiểu biết nên cho con ăn dặm sớm khiến bé bị sỏi thận.
Trên thực tế, rất nhiều bậc cha mẹ không biết đến nguy hiểm khi cho trẻ ăn dặm quá sớm như vậy. Trước đó, đã có đứa trẻ 3 tháng tuổi tiêu chảy liên tục vì được ăn trứng từ sớm, bé 5 tháng tuổi đầy bụng, khó tiêu do thường xuyên được uống nước canh.
Vậy, thời điểm nào là hợp lý để cho trẻ ăn thực phẩm bổ sung?
Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Nó được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Trước khi phát minh ra sữa bột, việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh luôn được thực hiện dưới hình thức cho con bú trực tiếp sữa mẹ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng sữa mẹ là thực phẩm đầu tiên cho trẻ sơ sinh và tốt nhất là bé nên bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu sau sinh mà không cần bất kỳ thực phẩm bổ sung nào.
Trẻ trên 6 tháng tuổi mới nên bắt đầu ăn dặm. (Ảnh minh họa)
Nếu sữa mẹ không đủ, hãy cho bé ăn sữa bột, đây là cách cho ăn hỗn hợp, bắt đầu từ 4 tháng trở đi có thể cân nhắc thêm thực phẩm bổ sung.
Không có sữa mẹ thì chỉ có sữa bột là thức ăn nhân tạo và là thực phẩm bổ sung có thể được xem xét cho trẻ ăn trong 4 tháng đầu tiên.