Bác sĩ Tô Mân Dục, bác sĩ Khoa ung thư máu nhi tại Bệnh viện Nhi thuộc Đại học y khoa Trung Quốc chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi (8 tuổi) sống tại Đài Loan. Cô bé bị chảy máu mũi trong nhiều ngày liên tiếp, chân tay xuất hiện ban đỏ và vết bầm tím kì lạ khiến bố mẹ lo lắng vội đưa đến bệnh viện khám. Sau khi kiểm tra, phát hiện cô bé mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP).
Bé gái đột nhiên chảy máu cam, ban đỏ và vết bầm tím trên cơ thể
Bác sĩ Tô Mân Dục cho biết, bệnh là do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn xác định tiểu cầu là chất lạ. Các kháng thể được tạo ra sẽ phá hủy tiểu cầu và ảnh hưởng đến tiểu cầu. Sự hình thành serotonin quá thấp khiến các tế bào hồng cầu không thể đông lại và rò rỉ ra ngoài từ các mao mạch, gây ra các triệu chứng xuất huyết trên da hoặc niêm mạc.
Thông thường, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát xảy ra ở trẻ em từ 2 - 6 tuổi, nhiều trường hợp có thể gây ra ban xuất huyết. Khoảng 80% không tìm được nguyên nhân thuộc nhóm tự phát, còn 20% là thứ phát do người bệnh mắc một số bệnh khác, chẳng hạn bệnh lupus ban đỏ, hội chứng Evans, nhiễm vi khuẩn HP, thành mạch máu yếu (ban xuất huyết do tuổi tác, ban xuất huyết do thuốc), nhiễm trùng và dị ứng cũng có thể gây ra ban xuất huyết, trong số đó, giảm số lượng tiểu cầu là phổ biến nhất.
Bác sĩ Tô giải thích rằng ITP có thể được chia thành ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thời gian khởi phát bệnh là ITP mới được chẩn đoán dưới 3 tháng.
Giai đoạn 2: Trạng thái tiểu cầu thấp được duy trì từ 3 tháng đến 1 năm.
Giai đoạn 3: Giảm tiểu cầu là ITP hơn 1 năm, được gọi là mãn tính.
Hầu hết các trường hợp trẻ em được chẩn đoán mới khởi phát cấp tính, và khoảng 25% trẻ em bị bệnh sẽ phát triển thành mãn tính.
Bác sĩ Tô Mân Dục cho biết cô bé mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Ở lần chẩn đoán đầu tiên, bác sĩ sẽ chọn sử dụng steroid và globulin miễn dịch dựa trên các triệu chứng lâm sàng hoặc chọn tiếp tục quan sát mà không sử dụng thuốc; đối với ITP mãn tính, các phương pháp điều trị sẽ được lựa chọn dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, chẳng hạn như thuốc ức chế miễn dịch và thuốc thúc đẩy tiểu cầu,… để giảm các tác dụng phụ do sử dụng steroid lâu dài.
Khi bị ban xuất huyết, cảnh báo nên tránh vận động quá sức và gây chấn thương, cấm các loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình đông máu và thông báo trước cho nhân viên y tế khi thực hiện các biện pháp điều trị xâm lấn và tái khám thường xuyên.
Bác sĩ khuyến cáo, tiểu cầu được xem là tiên phong tham gia vào quá trình đông máu trong cơ thể. Khi số lượng tiểu cầu giảm sẽ xảy ra tình trạng khó cầm máu, các triệu chứng là vết bầm tím, chảy máu lợi, chảy máu cam, tắc kinh… Nghiêm trọng hơn thậm chí có thể gây xuất huyết dạ dày, xuất huyết phổi, tiểu máu và xuất huyết não tự phát nguy hiểm đến tính mạng.
Một số lưu ý khác đối với người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
- Hạn chế vận động mạnh, hạn chế chơi những môn thể thao có tính đối kháng và va chạm nhiều
- Theo dõi kinh nguyệt đối với trẻ em gái đến tuổi dậy thì, nếu lượng máu kinh nhiều nên báo với bác sĩ để có điều trị thích hợp.
- Khi bị một bệnh lý khác như huyết khối tĩnh mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp… người bệnh cần phải sử dụng thuốc kháng đông phải khai rõ tình trạng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và thuốc đang sử dụng nếu có với bác sĩ.
- Khi người bệnh cần nhổ răng, làm thủ thuật xâm lấn hoặc phải phẫu thuật cũng cần khai rõ tiền sử bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu của minh.
- Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ nếu tình trạng bệnh chưa ổn định thì nên tránh mang thai vì có thể không an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
- Điều quan trọng nhất là người bệnh phải tái khám và tuân thủ điều trị vì tính chất nguy hiểm và dễ tái phát của bệnh cũng như các tác dụng phụ thường gặp của thuốc.