Bé sơ sinh chào đời toàn thân trắng toát kỳ lạ, gia đình sợ hãi không ai dám bế, bác sĩ thốt lên: Tuyệt quá!

Mục đích ban đầu của người mẹ là lắp camera để xem rằng bản thân đã sai ở đâu trong quá trình nuôi dạy con. Bà không ngờ những gì thu lại được quá kinh khủng.

Một người phụ nữ (giấu tên) đã viết bài tâm sự thu hút sự chú ý của người dùng mạng xã hội. Người này cho biết, gia đình cô có 3 người bao gồm hai vợ chồng và một cô con gái đang học lớp 2.

Trong mắt người ngoài, gia đình cô là một gia đình hạnh phúc điển hình khi vợ chồng có công việc tốt, con gái ngoan ngoãn, xinh xắn và học giỏi. Thế nhưng bản thân cô lại thấy không như thế.

Người mẹ cảm thấy mình luôn đạt được thành công trong cả gia đình lẫn sự nghiệp nhờ sự nỗ lực không ngừng của bản thân. Thế nhưng khuyết điểm duy nhất chính là thành tích học tập của con gái tiểu học dù không tệ nhưng mãi không được cải thiện.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vì thế, bà đã nảy ra ý tưởng lén lắp camera giám sát mọi ngóc ngách trong nhà mà không thông báo cho chồng con. Mục đích chính chỉ là muốn xem lại những sai sót của bản thân trong quá trình giáo dục con gái là gì mà không thể khiến con học giỏi hơn mỗi ngày. Sau đó, chính người mẹ cũng bị sốc trước những cảnh quay được ghi lại qua camera giám sát.

Cảnh quay đầu tiên chính là khoảnh khắc vợ chồng cô tranh cãi dữ dội khi con gái thường xuyên viết sai chính tả. Trong khi chồng cô cho rằng đó chỉ là lỗi sai nhỏ thì cô nắm chặt tay, nghiến răng và đôi mắt long sòng sọc. Lúc này, con gái cô ngồi trên bàn, cuộn tròn người lại, đôi tay đã đưa lên để bịt tai lại.

Cảnh thứ hai là lúc vợ chồng cô ngồi bàn chuyện học tập của con gái trong phòng ngủ. Cả hai bất đồng quan điểm nên cũng xảy ra tranh cãi, cô con gái ngồi bên cạnh vẫn chăm chú làm bài nhưng thực chất, gương mặt nhỏ nhắn của bé tỏ rõ sự lo lắng, sợ hãi, những giọt mồ hôi bắt đâu rơi.

Cảnh thứ 3 vẫn là cảnh hai vợ chồng cô tranh cãi về việc học của con. Cô con gái đang ngồi học bỗng đứng bật dậy, ra khỏi chỗ ngồi, bé đứng im một hồi lâu sau đó quyết định quay lại bàn để học bài tiếp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau khi xem lại camera giám sát và biết được những phản ứng đó của con gái, người mẹ mới nhận ra rằng con của cô đã phải chịu đựng những gì. Cô đau đớn khi bản thân mình đã sai lầm, thường xuyên đem đến những cảm xúc tiêu cực khiến con gái cũng đang dần biến đổi theo. Bà ân hận vô cùng.

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng giáo dục con cái chỉ không cần đánh đập, la mắng trẻ sẽ là phương pháp giáo dục tốt. Tuy nhiên hiện nay, tương tự như câu chuyện trên, nhiều bậc cha mẹ "lạm quyền", lấy danh nghĩa "yêu con", "lo cho con" nhưng thực chất là đang biến con trở thành nạn nhân của những tình yêu thương đó. Và hậu quả của việc này lại nặng nề hơn chúng ta vẫn tưởng.

Cha mẹ nên làm gì để giảm thiểu tác hại của cảm xúc tiêu cực đối với con cái?

Trong hành trình nuôi dạy con, việc kiểm soát cảm xúc là điều vô cùng quan trọng. Theo một chuyên gia tâm lý học với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục, cha mẹ không nên để cảm xúc tiêu cực lộ rõ trước mặt con. Cô chia sẻ: "Những cảm xúc tồi tệ thường đến bất ngờ. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm cho con là luôn nhận thức được điều này.

Tôi đã từng trải qua giai đoạn bận rộn, khi mỗi ngày sau giờ làm việc, tôi lại vội vã đưa con đi tham gia các lớp học. Con trai tôi lúc đó mới 4 tuổi và được nhiều người khen ngợi về sự thông minh. Mong muốn lớn nhất của tôi là mang đến cho con sự giáo dục tốt nhất. Tuy nhiên, điều trớ trêu là mối quan hệ giữa chúng tôi ngày càng căng thẳng, và con trai tôi trở nên không vâng lời. Ngay cả giáo viên mẫu giáo cũng nhận thấy khả năng chú ý của cháu đang gặp vấn đề.

Trong lúc tuyệt vọng, một người bạn nghiên cứu tâm lý đã giúp tôi nhận ra vấn đề. Cô ấy nói: "Tôi không thấy sự tương tác tự nhiên và thoải mái giữa bạn và con bạn. Những gì tôi thấy là một người mẹ lo lắng, luôn kéo con đi khắp nơi để hoàn thành nhiệm vụ, giống như Ultraman chiến đấu với quái vật." Những lời này đã mở ra cho tôi một cái nhìn mới về cách nuôi dạy con cái, giúp tôi nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc duy trì sự bình tĩnh và kết nối cảm xúc với trẻ".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Làm thế nào một người mẹ đang căng thẳng, lo lắng và có thể mất kiểm soát cảm xúc của mình bất cứ lúc nào lại có thể bầu bạn tốt cho con mình?

Trẻ nhỏ thường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc của mình, dẫn đến những cơn thịnh nộ có thể xảy ra nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều yếu tố như tiếng ồn xung quanh, sự xuất hiện của người lạ, những cú ngã hoặc chấn thương, cảm giác không vui, hay những mong muốn không được đáp ứng. Những lý do này đôi khi khó hiểu đối với người lớn.

Trong những tình huống như vậy, vai trò của cha mẹ là rất quan trọng. Họ cần an ủi và kiên nhẫn ôm ấp con, giúp trẻ bình tĩnh lại và vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Đặc biệt, cha mẹ cũng cần duy trì sự ổn định về mặt cảm xúc của chính mình để có thể hỗ trợ con một cách hiệu quả nhất.

Trẻ em rất nhạy cảm và một khi chúng cảm nhận được sự bình yên trong nội tâm của bạn, chúng cũng sẽ trở nên bình tĩnh hơn.

Cha mẹ giữ bình tĩnh là yếu tố quan trọng giúp trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn, từ đó tạo điều kiện cho trẻ khám phá và tập trung hơn trong môi trường xung quanh. Ngược lại, khi cha mẹ thể hiện sự bồn chồn, lo lắng hay bất ổn, trẻ sẽ dễ dàng cảm thấy bất an, dẫn đến những biểu hiện như cáu kỉnh và khó tập trung, đặc biệt là trong việc học.

Để cải thiện tình hình, bố mẹ nên sống chậm lại và sắp xếp lại trật tự cuộc sống của mình. Một trong những điều quan trọng là tạo ra ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Nếu có những ngày tâm trạng không tốt, tôi sẽ nhanh chóng xin lỗi và giải thích với con rằng cảm xúc của tôi không liên quan đến con.

Mặc dù việc này không hề dễ dàng, nhưng nhờ vào việc điều chỉnh cảm xúc và trạng thái của bản thân một cách có ý thức, mối quan hệ giữa bạn và con sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

Để con 1 tuổi ở nhà một mình để đi làm, mẹ đơn thân xem camera giám sát mà đau lòng đến nghẹt thở