Bé trai mẫu giáo đang ngủ trưa liền bật dậy có hành động lạ với bạn, cô giáo vứt tất cả để ngăn lại

Con gái thậm chí còn kể tên và mang lần lượt những món quà bé nhận được ra cho tôi xem.

Vợ chồng tôi cưới nhau 5 năm và có 1 cô con gái 3 tuổi thì tôi bắt đầu sang nước ngoài làm việc. Khoảng thời gian 3 năm làm việc bên nước ngoài, tôi thường xuyên gọi điện về nhà nói chuyện với vợ con nhưng không có cơ hội về thăm. Một phần vì đặc thù công việc không được nghỉ dài ngày và cũng để tiết kiệm tiền nên tôi bàn với vợ khi nào hết hạn hợp đồng sẽ về một thể.

Có thể nói dù không về thăm con gái lần nào nhưng bé vẫn được biết mặt bố, trò chuyện với bố qua điện thoại. Vậy nhưng trong chuyến về thăm nhà sau 3 năm làm việc, đứa trẻ đã hé lộ cho tôi biết một sự việc khiến tôi suy nghĩ mãi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chẳng là tôi được về thăm nhà 1 tuần rồi lại quay trở về bên đó. Trong lúc hai bố con trò chuyện với nhau, con gái khéo léo nói lời cảm ơn:

- Con cảm ơn bố vì bố đã mua những món quà con thích. Con hứa ở nhà với mẹ sẽ ngoan, bố đi làm kiếm tiền để mua quà tặng con nhé.

Nghe con nói tôi sửng sốt:

- Quà gì hả con, con búp bê mà bố mang về tặng cho con hôm qua á?

- Vâng, với cả những món quà mà trước đây bố đã tặng con nữa ý. Tất cả con đều rất thích và xếp ngay ngắn trong tủ kia đó ạ.

Nói xong con bé chạy vào trong phòng lôi một vài món quà ra để chỉ cho tôi:

- Chẳng phải bố đã tặng cho con những món quà này đó sao, con gấu bông trắng này là Giáng sinh năm ngoái này, bộ nhẫn công chúa này là sinh nhật năm nay này, chiếc hộp bút này là quà Tết thiếu nhi này,... tất cả con đều giữ cẩn thận bố ạ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhìn những món quà lạ, tôi hỏi con:

- Con nói những món đồ này là bố đã mua tặng con sao? 

- Vâng ạ, không phải là bố à, sao mẹ lại bảo với con thế?

- À không, ý bố là đúng, bố đã tặng con mà con nhớ kĩ vậy ư? Nhưng là mẹ đưa cho con à?

- Không, có một chú đến nhà rồi đưa cho con, mẹ nói đó là quà bố gửi tặng từ nước ngoài về cho con.

- À ừ, con gái bố thật ngoan, giữ gìn những món quà của bố thật tốt, bố rất hạnh phúc vì điều đó. Thế con có biết chú đó không? là một hay nhiều chú?

- Chỉ có 1 chú thôi ạ, lần nào cũng là chú ý mang quà tới cho con nhưng con không biết chú ấy là ai ạ, con chỉ quan tâm đó là quà của bố thôi ạ.

Tôi tạm thừa nhận để cho con gái yên lòng chứ thực chất tôi chưa từng gửi một món quà nào về cho con gái từ khi đi xuất khẩu lao động.

Tôi cảm thấy băn khoăn mãi về câu chuyện mà con gái kể nhưng cũng chưa dám hỏi vợ xem người đàn ông đó là như thế nào vì tôi không đủ can đảm nếu cô ấy thừa nhận đang ngoại tình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sang bên nước ngoài được 1 tuần, sự việc ấy cứ dày vò khiến tôi không chịu được mới nhắn tin hỏi vợ và những gì vợ nói khiến tôi dường như chết lặng.

- Đúng rồi, những món quà đó không phải do anh mua nhưng em đã nói với con gái là do anh gửi tặng con đó. Em không muốn con gái bị thua thiệt bạn bè khi không có bố ở bên cạnh nên đã tự mua quà và nói đó là quà của bố vì em biết anh bận rộn, sẽ chẳng có thời gian mà mua quà gửi về tặng con gái.

Mà người con gái nhắc đến cũng chỉ đơn giản là anh giao hàng quen mặt của khu chung cư mình thôi. Em đã nhờ anh ấy giao tận nhà và nói là quà của anh để con bé tin tưởng chứ nếu em đưa, chưa chắc con đã tin đó là quà của anh.

Những lời vợ nói khiến tôi có cảm giác ân hận vì đã từ rất lâu rồi bản thân chưa từng nghĩ đến việc mua quà cho con gái mà chỉ lầm lũi làm kiếm tiền gửi về cho vợ. Tôi nghĩ rằng việc trò chuyện thường xuyên sẽ giúp con cảm giác có bố bên cạnh nhưng không, với những đứa trẻ thì việc được nhận quà sẽ hạnh phúc hơn gấp bội.

Tâm sự từ độc trả anhtruong...

Việc cha mẹ phải xa nhà để kiếm sống là một thực tế không hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống kinh tế của gia đình mà còn tác động sâu sắc đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Khi trẻ phải sống xa bố mẹ, chúng thường cảm thấy cô đơn, thiếu thốn tình yêu thương và sự quan tâm, điều này có thể gây ra những cảm xúc tiêu cực và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ.

Để bồi dưỡng tình yêu dành cho con từ xa, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

1. Giao tiếp thường xuyên

Sự kết nối thường xuyên với con cái là rất quan trọng. Cha mẹ có thể sử dụng các ứng dụng gọi video hiện đại hiện nay để trò chuyện với con. Những cuộc gọi này không chỉ giúp trẻ cảm thấy gần gũi mà còn tạo cơ hội để cha mẹ theo dõi sự phát triển và hoạt động hàng ngày của con.

2. Viết thư hoặc gửi tin nhắn

Dù chỉ là những tin nhắn ngắn gọn hay những bức thư dài, việc cha mẹ viết cho con sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương từ xa. Những lời động viên, chia sẻ về cuộc sống hàng ngày của cha mẹ có thể giúp trẻ cảm thấy được quan tâm và yêu thương.

3. Gửi quà tặng

Thỉnh thoảng, cha mẹ có thể gửi quà cho con, không nhất thiết phải là những món đồ đắt tiền, mà có thể chỉ là những đồ chơi nhỏ, sách hay hoặc những món ăn mà trẻ yêu thích. Những món quà này không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ mà còn thể hiện sự quan tâm và tình yêu của cha mẹ.

4. Lên kế hoạch cho những lần gặp mặt

Khi có thể, cha mẹ nên lên kế hoạch cho những chuyến thăm về nhà hoặc đưa con đến nơi cha mẹ đang làm việc. Những khoảnh khắc bên nhau này sẽ giúp củng cố mối quan hệ và tạo ra những kỷ niệm đẹp cho cả gia đình.

5. Chia sẻ về cuộc sống hàng ngày

Cha mẹ nên chia sẻ với con về cuộc sống của mình, những khó khăn, niềm vui trong công việc. Điều này không những giúp trẻ hiểu rõ hơn về cuộc sống của cha mẹ mà còn tạo cảm giác gắn kết, giúp trẻ cảm thấy được tham gia vào cuộc sống của bố mẹ.

6. Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc

Cha mẹ nên tạo không gian cho trẻ thể hiện cảm xúc của mình. Khuyến khích trẻ nói về những gì mà chúng cảm thấy khi xa bố mẹ, từ đó giúp trẻ cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu.

7. Duy trì những truyền thống gia đình

Duy trì những truyền thống gia đình, dù là những bữa ăn đặc biệt hay những hoạt động vui chơi, sẽ giúp trẻ cảm thấy gắn bó với gia đình. Những truyền thống này có thể được thực hiện qua các cuộc gọi video hoặc qua việc gửi những món ăn đặc trưng của gia đình.

Đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, mẹ Việt òa khóc khi xem camera ở nhà