Ngày nay, việc trẻ cần đạt chiều cao lý tưởng như là xu hướng của thời đại. Bố mẹ nào cũng muốn con chân dài, cao ráo và tìm nhiều cách giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa. Có không ít phụ huynh lo lắng gen di truyền có thể trở thành "rào cản" ảnh hưởng đến chiều cao của con. Liệu bố mẹ đều thấp thì con có cao lớn được không?
Để giải đáp thắc mắc đó, hãy tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa chiều cao giữa bố mẹ và con cái, cũng như cách giúp con phát triển chiều cao tốt nhất.
Bổ sung canxi có thể thúc đẩy phát triển chiều cao?
Lo lắng về chiều cao của trẻ, nhiều phụ huynh tăng cường bổ sung canxi cho con. Trên thực tế, canxi đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển chiều cao vì đây chính là nguyên liệu chính tạo nên độ cứng và chắc khoẻ cho xương. Thiếu hụt canxi có thể khiến quá trình tạo xương mới không thuận lợi, xương nhỏ và kém phát triển.
Thế nhưng bổ sung canxi không đúng cách có thể gây hại cho sức khoẻ của trẻ như táo bón, sỏi thận, đầy hơi cũng như ức chế sự hấp thu sắt và kẽm dẫn đến biếng ăn, thiếu máu, chậm lớn và giảm khả năng miễn dịch.
Các bậc phụ huynh cần bổ sung canxi đúng cách theo đúng nhu cầu phát triển của trẻ trong từng giai đoạn. Các mẹ không nên tự ý cho trẻ uống canxi nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó, chỉ nên bổ sung canxi cho trẻ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Ngoài canxi, muốn con cao lớn hơn thì việc bổ sung đầy đủ vitamin D là tối cần thiết, vì cơ thể cần vitamin D để hấp thu canxi. Có 3 cách thu nhận vitamin D là qua da, từ thức ăn và từ thuốc. Theo đó, con nên phơi nắng trực tiếp 15 phút vài lần trong tuần và ăn thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, cá biển, gan và sữa bổ sung vitamin D. Tuy nhiên việc phơi nắng hiện nay ít được khuyến cáo do tác hại của tia UV trong ánh mặt trời.
Chiều cao của bố mẹ có ảnh hưởng nhất định đến chiều cao của con.
Cách tính chiều cao của con dựa trên chiều cao của bố mẹ
Các nghiên cứu chỉ ra, chiều cao của trẻ có phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Do đó có thể dự đoán chiều cao của con dựa trên chiều cao trung cao trung bình của bố mẹ thông qua công thức Tanner.
Công thức dự đoán chiều cao của con dựa trên chiều cao của bố mẹ:
- Chiều cao của con trai khi lớn (cm) = (chiều cao bố + chiều cao mẹ) ÷ 2 + 6,5
- Chiều cao của bé gái khi lớn (cm) = (chiều cao bố + chiều cao của mẹ) ÷ 2 – 6,5
Tuy nhiên công thức tính này có thể sai số từ 5 đến 10 cm và không hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ chiều cao của con còn phụ thuộc vào các yếu tố từ bên ngoài như dinh dưỡng, hoạt động thể thể chất, sinh hoạt, môi trường,...
Sữa được biết đến như là thực phẩm giàu canxi đầu bảng giúp trẻ tăng chiều cao.
Trở lại thắc mắc bố mẹ thấp lùn vậy làm thế nào để giúp trẻ cải thiện chiều cao tốt nhất? TS.BS Phạm Diệp Thùy Dương sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về di truyền cũng những yếu tố khác tác động đến việc phát triển chiều cao của con trẻ.
Giai đoạn nào quan trọng tác động đến sự phát triển chiều cao của trẻ?
Chiều cao là một trong những chỉ số tăng trưởng chính. Đường biểu diễn chiều cao phản ánh cuộc sống trong quá khứ và là bằng chứng của tình trạng dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng kéo dài 2 - 3 tháng sẽ làm chậm phát triển chiều cao. Có hai giai đoạn tăng trưởng chiều cao nhanh nhất trong cuộc đời là: 2 năm đầu đời và giai đoạn tuổi dậy thì.
Những năm đầu đời đặt nền tảng quan trọng cho sự phát triển trong tương lai. Chiều cao lúc trưởng thành được quyết định chủ yếu ngay từ những năm đầu tiên và do rất nhiều yếu tố tác động. Do đó, để bé có thể phát triển hết chiều cao tiềm năng, bố mẹ cần chú ý tạo những điều kiện thuận lợi nhất từ khi bé lọt lòng.
Bố mẹ thấp lùn có ảnh hưởng nhiều đến chiều cao của con không, thưa bác sĩ?
Ảnh hưởng của di truyền lên chiều cao là mạnh yếu tùy từng chủng tộc, thông thường sẽ thay đổi trong khoảng 60 – 80%. Ở châu Á, sự kế thừa về chiều cao thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 80% (một nghiên cứu năm 2004 tại Trung Quốc cho thấy là vào khoảng 65%). Yếu tố này sẽ giới hạn chiều cao tối đa của bé, điều đó đồng nghĩa với việc nếu bố mẹ đều thấp thì con có thể sẽ không rất cao như một đứa trẻ có bố mẹ đều cao.
Tuy nhiên, ngoài yếu tố di truyền, còn có các yếu tố khác tác động đến chiều cao và mật độ xương vĩnh viễn như nội tiết tố (hormone), dinh dưỡng, hoạt động thể chất,... Đây đều là những yếu tố có thể tác động đến, cho phép con phát triển chiều cao tối đa.
Vậy giải pháp nào giúp cải thiện chiều cao cho con nếu bố mẹ thấp lùn?
- Cho trẻ ngủ sớm trước 22 giờ và ngủ sâu cả đêm
Tốc độ tạo khung xương thay đổi rất nhiều, tùy giai đoạn phát triển sinh học và được quyết định bởi các hormone. Đặc biệt hormone tăng trưởng (Growth hormone- GH) được bài tiết theo nhịp và tốt hơn khi bé ngủ sớm, ngon và sâu.
Khi con đang trong độ tuổi sơ sinh, mẹ cần tránh cho con bú đêm (kể cả khi bé có thể bú mà vẫn đang ngủ) để không làm gián đoạn giấc ngủ cũng như quá trình bài tiết hormone tăng trưởng của con.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của con trẻ. Mẹ nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng, đặc biệt chú trọng đến đạm, calcium và vitamin D - nền tảng để con có một khung xương cao và khỏe mạnh.
- Tăng cường các hoạt động thể chất
Khi vận động, trọng lượng cơ thể sẽ tác động lên các dĩa sụn tăng trưởng ở đầu các xương dài, làm xương dài ra và con sẽ cao hơn. Vận động cũng làm mật độ xương tăng, nên xương sẽ chắc hơn.
Tuỳ vào độ tuổi, trẻ sẽ được khuyến nghị những mức vận động khác nhau. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các bé phải vận động ở mức độ từ trung bình đến nặng ít nhất 60 phút/ngày và đều đặn 7 ngày trong tuần.
Cảm ơn bác sĩ vì những chia sẻ hữu ích!