Bố mẹ trẻ ngày nay đa số đều bận rộn theo đuổi sự nghiệp, công việc để đảm bảo nhu cầu sống và cuộc sống xã hội riêng. Do đó, khả năng nhờ đến sự giúp đỡ, hỗ trợ từ ông bà hoặc thuê bảo mẫu để phụ giúp trong việc chăm sóc và nuôi dạy con trẻ là khá phổ biến.
Tuy nhiên để giảm bớt gánh nặng cho con, và mang lại cảm giác an tâm thì nhiều ông bà đã tình nguyện giúp chăm sóc cháu, thậm chí là quán xuyến mọi chuyện trong nhà để những ông bố bà mẹ trẻ có không gian và thời gian phát triển sự nghiệp.
Chị Quách là một bà mẹ bỉm 2 con, sinh sống ở Hà Bắc, Trung Quốc. Mới đây chị đã khiến nhiều người xúc động khi chia sẻ câu chuyện về 2 cậu con trai và mẹ ruột của mình. Theo đó từ khi cặp song sinh chào đời, bà ngoại của tụi nhỏ đã ở bên cạnh hỗ trợ chăm sóc các cháu. Vì bận rộn với công việc mà chị Quách thường xuyên không thể hoàn thành trọn vẹn vai trò của người mẹ, mà thay vào đó giao phó trách nhiệm này cho bà.
Gửi các con cho mẹ ruột chăm, chị Quách rất an tâm nhưng một sự việc xảy ra vào ngày hôm nay sau khi chị tan làm trở về nhà, trông thấy cảnh tượng của 3 bà cháu, chị mới vỡ lẽ mọi chuyện, bật khóc vì xúc động. Cụ thể khi chị Quách về đến nhà thì liền bắt kịp khoảnh khắc bà đang nấu ăn trong bếp.
Điều khiến chị ngạc nhiên đến trợn tròn mắt vì không hiểu chuyện gì xảy ra, đó là hai đứa con trai song sinh của mình, mỗi đứa đều có một sợi dây buộc vào người, đang đứng ở cửa bếp vui vẻ ăn bánh kẹo. Chị Quách bối rối, nhìn kỹ hơn thì phát hiện mẹ ruột của mình cũng quấn một sợi dây quanh người và đang loay hoay nấu ăn.
Sợi dây này trói ba người lại với nhau. Khó hiểu trước việc làm của mẹ, chị Quách đã ngay lập tức hỏi chuyện bà ngoại các cháu thì mới vỡ lẽ lý do đằng sau của hành động "lạ thường" này. Theo đó, người bà đã giải thích rằng vì bận bịu chuyện bếp núc, sợ không thể chăm sóc được hai đứa cháu cẩn thận, vì sự an toàn của tụi nhỏ người bà chỉ có thể nghĩ ra cách này để có thể vừa nấu ăn vừa chăm cháu.
Nghe mẹ ruột nói sự thật, chị Quách đã không giữ được sự bình tĩnh mà bật khóc. Chị cho biết, bản thân vô cùng xúc động và cũng chưa bao giờ biết bà chăm cháu theo cách này. Vì bình thường mỗi ngày, lần nào bà cũng nói với chị rằng các cháu ở nhà vẫn ổn và động viên chị tập trung cho công việc mà không cần phải lo lắng gì. Chị không ngờ mấy năm nay mẹ mình lại vất vả như vậy, thế nhưng cô lại không phụ giúp được gì mà phó mặc hoàn toàn cho bà chăm các cháu.
Trên thực tế trường hợp này không hiếm gặp trong nhiều gia đình, thậm chí còn khá phổ biến. Như đã nói ở trên, đa số các bậc bố mẹ ngày nay đều rất bận rộn với việc kiếm tiền để trang trải cuộc sống và những nhu cầu cá nhân. Chính vì thế khi trở thành bố mẹ, họ khó có thể cân bằng được cả hai. Và nhờ đến sự hỗ trợ của ông bà là cách hiệu quả và tốt nhất trong hoàn cảnh này.
Tuy nhiên việc giao phó trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con cái hoàn toàn cho ông bà không phải lúc nào cũng tốt. Đôi khi còn gây ra tác dụng phụ vì có thể khiến cho đứa trẻ quá phụ thuộc vào ông bà, hay thậm chí có những quan điểm giáo dục của ông bà không còn phù hợp với sự phát triển của trẻ ngày nay.
Dưới đây là một số mặt lợi và mặt hạn chế khi bố mẹ để ông bà chăm trẻ:
MẶT LỢI
- Trẻ được phát triển tốt
Nếu trẻ còn nhỏ, việc gửi con để ông bà ngoài việc được đảm bảo chăm sóc, ăn uống còn giúp các bé có hội phát triển tốt hơn. Ông bà sẽ dành phần lớn thời gian chỉ dạy, chơi đùa và bảo ban các bé. Việc quây quần bên gia đình, cũng giúp trẻ ít nhiều hiểu hơn về sự gắn bó, thể hiện tình cảm với ông bà, bố mẹ và người thân xung quanh.
Bên cạnh đó, người lớn tuổi thường kiên nhẫn hơn so với các bậc cha mẹ còn trẻ. Vì vậy khi các bé phạm lỗi, các bậc ông bà thưởng sẽ bình tĩnh giải quyết và khuyên nhủ các con thay vì la hay phạt con như nhiều ông bố bà mẹ. Do đó, việc giúp trẻ giải quyết vấn đề sẽ dễ dàng hơn.
- Trẻ biết tôn trọng người lớn tuổi
Ông bà luôn luôn thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc các cháu. Ngược lại, trẻ cũng sẽ dành những tình cảm tương tự với ông bà.
Trong mắt trẻ, ông bà là những người lớn đã rất già, thế nên trẻ sẽ nảy sinh tâm lý muốn trợ giúp, muốn quan tâm và yêu thương dành cho ông bà.
- Nguồn kiến thức và lời khuyên cho thế hệ trẻ
Điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí mỗi người chúng ta khi nghĩ về thế hệ ông bà chính là lượng kiến thức, và những trải nghiệm độc đáo mà họ có thể cung cấp cho con cháu.
Dù nghe có vẻ lỗi thời, nhưng họ đã trải qua nhiều tình huống cuộc sống và gặp gỡ nhiều người, vì thế những điều mà họ chia sẻ hẳn là đáng nghe.
- Ông bà khỏe mạnh, vui vẻ
Việc gần gũi với con cháu cũng sẽ giúp cho ông bà khỏe mạnh, minh mẫn và vui vẻ hơn. Theo các chuyên gia tâm lý, người già khi về hưu thường có cảm giác rảnh rỗi, cô đơn, thậm chí là lo âu. Nên việc được các cháu thăm nom, hỏi hỏi thường xuyên sẽ giúp ông bà có tâm trạng thoải mái, hạnh phúc.
Ngoài ra, cùng vận động khi chơi với cháu cũng là một trong những cách giúp ông bà rèn luyện sức khoẻ cũng như giúp cho người già có cảm giác hữu ích khi giúp đỡ được con cái, chống được tâm lý sợ sự cô đơn của tuổi già.
MẶT HẠN CHẾ
- Ông bà không còn đảm bảo đủ sức khỏe để chăm con
Ai đã từng nuôi con nhỏ đều biết rằng quá trình này rất mệt mỏi và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, sự nghỉ ngơi,... của người lớn. So với người trẻ, người cao tuổi có sức chịu đựng hạn chế, việc đưa trẻ em đến có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối với người cao tuổi, họ nên được an nhàn tuổi già, không nên mệt mỏi vì chăm sóc con cái. Vì vậy, nên để người già dắt trẻ trong thời gian ngắn, các bậc cha mẹ không nên để ông bà chăm cháu trong thời gian dài.
- Trẻ dễ bị chiều hư
Các ông bà thường có xu hướng nuông chiều cháu. Có những người dù vô cùng hà khắc với con cái nhưng ngược lại, dễ dãi với cháu.
Thậm chí, khi bố mẹ đưa ra một quy định nào đó cho trẻ, ông bà có thể đi ngược lại. Sự yêu chiều này vô tình phá hỏng kỷ luật mà bố mẹ đặt ra, khiến trẻ không vâng lời.
- Chế độ dinh dưỡng
Ông bà thường cho cháu ăn quá nhiều. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng trẻ em có thể bị béo phì, vệ sinh răng miệng kém, hoặc thậm chí tiểu đường vì ông bà của chúng làm hỏng chúng bằng đồ ăn vặt, đồ ngọt, bánh kẹo và đồ ăn béo.
Họ cố gắng làm cho cháu của họ hạnh phúc hơn, nhưng họ có thể gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ. Đây cũng là lý do không nên để ông bà chăm cháu quá nhiều.
- Kỹ năng xã hội kém
Khi trẻ em dành phần lớn thời gian cho ông bà, chúng không đủ hứng thú để kết bạn với những đứa trẻ khác. Chúng có xu hướng thoải mái ở bên trong các mối quan hệ quen thuộc của mình, tránh né những người lạ. Thay vào đó, những đứa trẻ học nhà trẻ hoặc mẫu giáo, ít có nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi hơn vì chúng phát triển các kỹ năng xã hội tốt hơn.
Có thể thấy, để trẻ phát triển tốt cả thể chất và trí tuệ đó là nghệ thuật kết hợp một cách khéo léo giữa ông bà, bố mẹ và người thân trong môi trường đầy ắp tiếng cười và sự yêu thương!