Con gái 4 tuổi của Bảo Thanh gây chú ý với bộ đồ đơn giản trong lần đầu tổ chức sinh nhật

Cô giáo cũng "bó tay" với trường hợp của con nên khuyên tôi thử đổi trường.

Tôi mới chỉ có 1 con trai đầu lòng, năm nay bé 3 tuổi bắt đầu đi học mẫu giáo. Thế nhưng chẳng hiểu sao, con mãi chẳng chịu thích nghi với trường lớp, bạn bè mà lúc nào cũng khóc.

Cô giáo của con than thở:

- Bình thường trẻ đi học chỉ khóc trong 1-2 tuần đầu, cùng lắm là 1 tháng đầu. Cô cũng chưa gặp trường hợp bé nào đi học gần 3 tháng rồi nhưng vẫn cứ khóc như con cả. Mỗi sáng khi được mẹ đưa đi học, chiều đón về con đều khóc. Không chỉ thế, trong suốt quá trình học, khi con bị thu hút bởi những thứ mới lạ thì sẽ ngừng khóc nhưng một lúc sao lại tiếp tục khóc. Nhất là khi thầy cô, bạn bè có ý định lại gần là bé sợ sệt và càng khóc hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ban đầu tôi lo rằng vấn đề nằm ở các cô giáo tại trường không quan tâm sát sao, có thể la mắng khiến con sợ hãi. Tuy nhiên tôi dành nhiều ngày liền ngồi trước camera để theo dõi thì mọi người không ai có hành động nào không hay với con mình mà ngược lại, đứa trẻ luôn thu mình, sống khép kín trong trường học.

Chỉ những lúc ăn thì con ăn ít rồi đi ngủ còn lại không hợp tác học hành cũng không thích chơi với bạn.

Sau 3 tháng con vẫn không cải thiện nhiều so với ngày tôi, tôi được cô giáo của con khuyên thử chuyển trường khác cho con xem như thế nào bởi thực chất nếu cứ để con ở trường cũ, sợ về lâu dài ảnh hưởng không tốt cho đứa nhỏ.

Mặc dù không muốn nhưng tôi cũng thử đổi trường khác cho con và tại ngôi trường này, tôi dần như hiểu ra được nguyên do.

Tại ngôi trường mới, lớp mới của con có một người bạn. Người này chính là người bạn hàng xóm mà ở nhà con cũng hay chơi và bạn này là người duy nhất lại gần mà con không khóc và ở lớp, con cũng chỉ chơi duy nhất với bạn này.

Theo lời nhận xét của cô giáo thì tôi nhận định, khả năng lỗi thuộc về gia đình và chính xác là do mẹ chồng tôi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mẹ chồng tôi chỉ có chồng tôi là con trai duy nhất và đây cũng chính là đứa cháu nội đầu lòng của bà. Bà đã về hưu, hoàn toàn rảnh rỗi nên dành mọi sự yêu thương, quan tâm cho cháu. Mẹ chồng tôi lại thuộc tuýp người vô cùng cẩn thận nên bà chấp nhận trông cháu giúp tôi tận 3 năm liền mới cho đi lớp.

Bà nói:

- 3 năm đầu đời trẻ cần được ở bên cạnh bố mẹ và người thân, tuổi này cũng chưa cần học hành gì nên không cần đi lớp.

Không những thế, mỗi ngày hầu như hai bà cháu chỉ sống trong không gian nhà ở tầm 60 m2 mà không ra khỏi nhà vì bà sợ bên ngoài bụi bặm không tốt cho sức khỏe của cháu.

Bên cạnh đó, mẹ chồng còn lo sợ cháu sẽ bị bắt cóc hoặc gặp những tổn thương không mong muốn khi ra ngoài. Chính vì thế, trong suốt 3 năm đầu đời, con tôi dường như không được ra ngoài và người bạn kia là người duy nhất mà con tôi tiếp xúc nhiều.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Có lẽ vì cũng quá quen người bạn đó nên đứa trẻ chỉ không khóc khi ở cạnh bạn còn không thoải mái nếu bất kì người nào tiếp cận.

Càng nghĩ tôi lại càng thấy ân hận vì quãng thời gian qua để mẹ chồng toàn quyền quyết định việc chăm sóc đứa trẻ để giờ đây con khó hòa nhập trường lớp.

Tâm sự từ độc giả minhan...

Theo tiến sĩ tâm lý học Shafali Sabari "Mỗi đứa trẻ đều có bản ngã riêng và chúng sẽ lựa chọn cuộc sống dựa trên bản ngã này. Nhiệm vụ của bố mẹ là củng cố ý thức bẩm sinh về bản thân của trẻ và cung cấp nền tảng để ý thức đó nảy nở và đơm hoa kết trái."

Việc cho phép một đứa trẻ ra ngoài và vui chơi hay ở nhà đều có tác động nhất định đến nhận thức và phát triển tư duy. Mỗi hướng đi đều mang lại cơ hội, lợi ích khác nhau.

Lợi ích khi trẻ thích ra ngoài chơi

Trẻ thu được nhiều thông tin kiến ​​thức bất ngờ

Hiện nay, do áp lực học tập cao nên thời gian và năng lượng của trẻ bị kiểm soát, vì vậy kênh phổ biến để tiếp nhận thông tin về cơ bản là từ gia đình, sách vở và bài tập. Điều này sẽ khiến trẻ dễ dàng bước vào "cái kén thông tin".

Do đó, một môi trường phong phú chính là mảnh đất kích thích sự sáng tạo của trẻ. Trẻ thường xuyên ra ngoài vui chơi sẽ tiếp xúc nhiều thông tin bất ngờ hơn.

Ví dụ, thời tiết thay đổi đột ngột, có bạn chơi mới, hay kế hoạch dã ngoại thay đổi bất ngờ... Những yếu tố mơ hồ, không chắc chắn và bất ngờ này, ở một mức độ nào đó, sẽ mang lại nhiều kích thích cho bộ não đang phát triển của trẻ.

Một số nghiên cứu chỉ ra, trẻ em dành hơn năm giờ ở ngoài trời mỗi tuần có bộ não hoạt động tích cực hơn.

Khi trẻ thoát khỏi lộ trình "ở nhà" đã định sẵn, hoạt động của não bộ sẽ dễ dàng được kích hoạt hơn sau khi được kích thích.

Học được cách kết nối mối quan hệ 

Một nhà văn nổi tiếng từng than thở rằng, giới trẻ ngày nay dường như yếu về giao tiếp xã hội. Hầu hết bạn bè trong vùng nhỏ, với những mối quan hệ quen thuộc, khiến trẻ không có nhiều cơ hội thực hành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Vì vậy, trẻ thường ngại ngùng khi phải tiếp xúc với người lạ, và điều này tạo ra khoảng cách lớn khi bước ra ngoài thế giới rộng lớn hơn. Tuy nhiên, khi trẻ ra ngoài vui chơi, dễ kết nối bạn mới. 

Ví dụ, trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời, thể thao, dã ngoại... Những trải nghiệm này giúp trẻ vui vẻ, cơ hội để phát triển kỹ năng sống cần thiết.

Trẻ được tiếp xúc cuộc sống thực

Theo chuyên gia, nếu môi trường và nguồn lực bố mẹ cung cấp có hạn, nên đưa trẻ đến những nơi có môi trường, nguồn lực cao để mở rộng tầm nhìn, cho trẻ thấy những cách suy nghĩ và lối sống khác nhau.

Trẻ có thể nhìn xa hơn thì khả năng cho cuộc sống tương lai sẽ càng lớn.

Sách cung cấp cho trẻ kiến ​​thức và trí tưởng tượng, nhưng con đường thực tế trẻ đi qua và cảnh vật nhìn thấy có thể giúp bản thân trưởng thành hơn.

Vậy trẻ thích ở nhà mang đến lợi ích gì? 

Dễ dàng tiếp thu cơ sở kiến ​​thức chính xác

Nếu trẻ ở nhà và có sở thích đọc sách, cũng sẽ tiếp thu kiến thức ở mức nhất định.  

Nếu ra ngoài chơi là để ngắm nhìn thế giới rộng lớn hơn thì ở nhà là để dành trước nhiều kiến ​​thức hơn, cho chuyến hành trình ngắm nhìn thế giới sau này.

Nói cách khác, khi trẻ không có thời gian và năng lượng để ngắm nhìn thế giới rộng lớn và tiếp xúc nhiều người, thì việc “ở nhà” để đọc sách, xem phim tài liệu... cũng là một cách để hiểu thế giới.

Hơn nữa, so với sự bất định của thế giới bên ngoài, việc “ở nhà” giúp trẻ dễ dàng lựa chọn chính xác kiến ​​thức cần tiếp thu theo nhu cầu của bản thân.

Thêm thời gian “vô ích”

Đọc một số cuốn sách "vô ích", làm một số việc "vô ích", và dành một số thời gian "vô ích" đều nhằm mục đích giữ lại cơ hội vượt qua chính mình, vượt xa mọi thứ đã biết.

Trong nhịp sống và học tập vô cùng nhanh chóng ngày nay, nhiều trẻ bị mắc kẹt một cách thụ động trong "du lịch thực dụng", "đọc sách thực dụng"...

Vì vậy, khi có thời gian và không gian trống, trẻ học cách kiểm soát được bản thân, từ đó kích thích khả năng khám phá và đánh thức động lực bên trong.

Nâng cao sự tự nhận thức

Một nhà giáo dục viết, "Tại sao trẻ em ngày nay lại có nhiều cảm giác vô nghĩa? Về cơ bản, đó là vì trẻ này hiếm khi dành thời gian để chăm sóc và yêu thương bản thân".

Khả năng quan trọng nhất của một người là hòa hợp với chính mình.

Nhìn thấy thế giới là quan trọng, nhưng nhìn thấy chính mình là khởi đầu của mọi thứ.

Trẻ thích ở nhà có thể hành động chậm hơn, nhưng cũng đang học hỏi về thế giới thông qua trải nghiệm của riêng.

Khi viết những dòng này, tôi nhớ đến một câu trích dẫn mà tôi rất thích:

Thực tế, việc trẻ thích đi chơi hay ở nhà không phải là vấn đề về quá lớn. Bởi nó sẽ tương ứng với giai đoạn, một nhu cầu và sự lựa chọn nhất định. Bất kỳ lựa chọn nào đều mở ra thế giới riêng cho trẻ.

Con mẫu giáo đi lớp sụt cân liên tiếp, mẹ kiểm tra camera thì đau đớn khi thấy ảnh ngủ trưa của bé