Cũng giống như đa số phụ nữ, chị Diêm (sống ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã rất hạnh phúc khi nghe tiếng con khóc chào đời. Tuy nhiên, những ngày tháng sau đó lại quá kinh khủng với chị, khiến chị bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần mà nguyên nhân là do sự tắc trách của bệnh viện.
Theo đó, chị Diêm đã hạ sinh một bé gái tại Bệnh viện quận Tây Thành Đô vào tối 28/1 và đây cũng là đứa con đầu lòng của chị. Qúa trình sinh nở diễn ra vô cùng thuận lợi, chị không phải rạch tầng sinh môn và chỉ bị rách nhẹ ở vùng kín.
Sau khi nằm viện 4 ngày, sản phụ được xuất viện về nhà. Tuy nhiên, trong lúc nằm viện, các y tá lại nhắc nhở người nhà sản phụ lau người cho chị vì trên người chị có mùi hôi. “Y tá nói rằng người tôi có mùi hôi nên yêu cầu người nhà lau cho tôi. Bệnh nhân nằm ở giường bên cạnh cũng nói giường tôi có mùi”, chị Diêm kể lại. Thế nhưng, do đây là lần đầu sinh con nên chị cũng không biết tại sao người mình lại có mùi hôi như vậy.
Bệnh viện quận Tây Thành Đô, nơi chị Diêm sinh con.
Tới ngày 2/2, người nhà chị nhiều lần ngửi thấy mùi máu tanh và mùi trứng thối trên người chị. Không chị vậy, bà mẹ còn cảm thấy vùng hạ vị bị sưng tấy, đau nhức, không thể ngồi hoặc đứng lâu, thậm chí không thể vận động lâu được.
Khoảng 50 ngày sau sinh, chị Diêm tới bệnh viện để kiểm tra nhưng do sản dịch quá nhiều nên chị không thể siêu âm đầu dò được mà chỉ có thể siêu âm ổ bụng. Và kết quả cho thấy không có gì bất thường cả.
Vì mùi cơ thể, chị Diêm không thể trực tiếp cho con bú mà phải vắt sữa, đổ vào bình cho con bú. Tuy nhiên, đau đớn về thể xác và xấu hổ vì mùi cơ thể khiến người mẹ bị căng thẳng gây ảnh hưởng tới lượng sữa, khiến chị không có đủ sữa cho con bú nên đành phải dùng sữacông thức.
Bên cạnh đó, do sản dịch chưa hết nên mẹ chị Diêm cũng đưa chị ra tiệm thuốc tây mua thuốc chống viêm, cầm máu và thuốc đặt phụ khoa. Tới trưa 2/4, sau khi uống thuốc được 2 ngày, chị đã thải ra một búi dị vật tương đối lớn. Khi nhìn kỹ hơn, chị Diêm phát hiện đó là một mảnh gạc đã bị nhuộm thành màu đen.
Búi dị vật được thải ra từ người chị Diêm.
Tức giận, sản phụ ngay lập tức tới bệnh viện yêu cầu giải thích. Tuy nhiên, nhân viên bệnh viện lại nói rằng họ sẽ trả lời chị sau kỳ nghỉ lễ Thanh minh. Trong khi chờ đợi phản hồi, mùi hôi trên người chị Diêm đã biến mất ngay vào ngày hôm sau, sau khi băng gạc được lấy ra. Thế nhưng, bây giờ chị vẫn thỉnh thoảng cảm thấy đau ở bụng.
“Tôi không biết có di chứng gì không nữa. Tôi không thể ngồi nổi trong thời gian ở cữ, tôi bị áp lực rất lớn cả về thể chất lẫn tinh thần. Tôi hy vọng bệnh viện sẽ cho tôi một khoản bồi thường hoặc đảm bảo về sức khỏe của tôi”, chị Diêm nói.
Tới ngày 14/4, bệnh viện đã giải thích rằng băng gạc đó là để cầm máu sau khi sinh nở. Đáng nhẽ ra miếng băng gạc đó nên được lấy ra khi sản phụ nằm trên giường bệnh, nhưng nhân viên y tế đã sơ suất, quên lấy ra và gây thương tích cho sản phụ. Hiện bệnh viện đã đình chỉ công tác nhân viên y tế đó và đang đàm phán với các bên liên quan để giải quyết vụ việc của chị Diêm.
Khi nào mẹ cần cảnh giác, có thể có "vật thể lạ" sót lại sau sinh? Một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2013 cho thấy những tai nạn do sơ sót của bác sĩ khi phẫu thuật là khá hiếm gặp, tỉ lệ chỉ từ 1/5500-1/18670. Tuy nhiên, trong đó thì phẫu thuật sản phụ khoa lại có nguy cơ gặp phải tình huống này cao hơn. Tiến sĩ Fizan Abdullah giải thích rằng nguyên nhân là do các bộ phận cơ thể trong khu vực xương chậu thường khó quan sát hơn và có nhiều khoảng trống để khiến các vật xốp, nhỏ bị kẹt lại. Chính vì vậy, sau sinh mẹ nên lưu ý các triệu chứng lạ trong cơ thể, nếu có những vấn đề sau thì nên đi khám lại để đảm bảo an toàn: - Đau ở vết mổ, vết rạch, đặc biệt là khi đau nghiêm trọng hoặc dai dẳng. - Đầu hoặc chân bị đau nặng. - Bụng khó chịu, đầy hơi kéo dài. - Dịch chảy ra từ vết thương có màu thâm đen hoặc đỏ thẫm. - Gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động cơ bản như thở, ăn, nuốt. - Sưng hạch bạch huyết, đặc biệt là ở khu vực háng, nách, cổ. - Nhiều ngày sau sinh vẫn không thấy khỏe lên, thường xuyên bị đau đớn, mệt mỏi. |