An toàn của trẻ em là một vấn đề rất quan trọng và không thể xem nhẹ. Đối với những đứa trẻ chưa đủ nhạy bén, thế giới xung quanh vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải luôn chăm sóc con cái một cách chu đáo và không được lơ là, bởi tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Theo Sohu, cách đây không lâu ở Quý Châu (Trung Quốc), trên một diễn đàn mạng đã chia sẻ những bức hình được trích ra từ camera tại sân nhà của một gia đình. Trong đó cho thấy cảnh một cậu bé khoảng 2 tuổi đang ngồi trên xe đẩy. Lúc này, một bé gái, có lẽ là chị của bé trai này đã bước đến và đẩy xe đẩy đi. Hai chị em đang chơi vui vẻ thì vài giây sau bé gái đột nhiên buông tay, xe đẩy trượt không kiểm soát về phía con mương trước nhà.
Giật mình phát hiện ra sự việc, cô chị gái đã ngay lập tức chạy tới chộp lấy xe đẩy nhưng đã quá muộn. Cậu em trai cùng chiếc xe đẩy rơi thẳng xuống mương, vì quá sợ hãi nên bé trai đã khóc thét lên. Người lớn đang ở trong nhà nghe tiếng cậu bé vội chạy ra sân kiểm tra. Rất may, con mương không quá sâu và hẹp nên chiếc xe đẩy không thể lọt qua, đứa trẻ chỉ bị thương nhẹ.
Sau khi sự việc được chia sẻ, cư dân mạng có người lên tiếng chỉ trích về hành vi của bé gái và cho rằng đứa trẻ nghịch ngợm khiến em trai rơi vào tình huống nguy hiểm. Một số người thì lên tiếng bênh vực, bởi dù sao cô bé cũng còn nhỏ nên có thể đây là tình huống vô ý. Mừng cho cậu bé một thì cõi mạng bày tỏ sự phẫn nộ, chỉ trích dành cho bố mẹ của các bé mười.
Vì rõ ràng nhà có trẻ nhỏ, nhưng bố mẹ lại lơ là, chủ quan không để mắt đến con khiến cho suýt chút nữa tai hoạ đã ập đến, hậu quả chắc chắn không thể lường, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của con và bố mẹ sẽ phải hối hận cả đời nếu điều đó xảy ra.
Trước đây, truyền thông đã đưa tin về nhiều trường hợp tương tự như vậy. Trên thực tế, trẻ nhỏ nhận thức chưa hoàn thiện, bé sẽ không có kỹ năng quản trị rủi ro như người lớn, đó là lý do mà quanh trẻ luôn tồn tại những mối nguy. Sự việc như trên xảy ra cũng không thể trách bé gái, vì cô nhóc vẫn còn nhỏ, chỉ chênh em trai vài tuổi chứ chưa thực sự trưởng thành như anh chị lớn trong nhà. Vậy nên, bé hoàn toàn không thể bảo vệ em trai trong quá trình vui chơi cùng nhau.
Trẻ em nên được dạy về rủi ro từ độ tuổi nào là hợp lý nhất?
1. Từ 2-3 tuổi
Nhận thức cơ bản: Ở độ tuổi này, trẻ có thể bắt đầu hiểu về những khái niệm đơn giản về sự an toàn. Bố mẹ có thể dạy trẻ cách nhận biết một số rủi ro cơ bản như không chạy ra đường, không chạm vào đồ vật nguy hiểm như dao hoặc lửa.
Giới hạn hành vi: Hướng dẫn trẻ về những hành động an toàn trong môi trường xung quanh, như cách ngồi đúng trên xe đẩy hay không trèo lên đồ vật cao.
2. Từ 4-5 tuổi
Giáo dục về an toàn: Trẻ có thể bắt đầu hiểu rõ hơn về rủi ro và cách tự bảo vệ mình. Bố mẹ nên dạy trẻ về khái niệm "nguy hiểm" và cách nhận diện các tình huống nguy hiểm.
Nhấn mạnh an toàn giao thông: Dạy trẻ về những quy tắc giao thông cơ bản, như đi bộ trên vỉa hè, nhìn trước khi băng qua đường và sử dụng ghế an toàn trên xe hơi.
3. Từ 6-8 tuổi
Kỹ năng tự bảo vệ: Trẻ bắt đầu có khả năng tư duy độc lập hơn và có thể học về cách tự bảo vệ mình trong các tình huống thực tế. Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động an toàn, như học bơi hoặc tham gia các lớp thể thao.
Nhấn mạnh về sự giám sát: Dạy trẻ về việc không nói chuyện với người lạ và cách xử lý khi gặp phải tình huống không an toàn.
4. Từ 9-12 tuổi
Nhận thức sâu hơn về rủi ro: Trẻ em ở độ tuổi này có thể hiểu rõ hơn về các khái niệm phức tạp hơn liên quan đến rủi ro, như quyết định có tính toán và hậu quả của những hành động.
Giáo dục về an toàn trực tuyến: Với sự phát triển của công nghệ, việc giáo dục trẻ về an toàn trên mạng cũng trở nên cần thiết. Bố mẹ nên dạy trẻ cách bảo vệ thông tin cá nhân và không chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội.
5. Từ 13 tuổi trở lên
Giáo dục về rủi ro trong cuộc sống: Ở tuổi vị thành niên, trẻ cần được giáo dục về những rủi ro liên quan đến việc sử dụng chất kích thích, quan hệ tình dục an toàn và cách xử lý tình huống khẩn cấp.
Bố mẹ cần lưu ý gì khi để các anh chị em nhỏ tự chơi với nhau?
1. Giám sát từ xa
Mặc dù trẻ có thể tự chơi, việc giám sát từ xa là cần thiết để bảo đảm an toàn. Bố mẹ không cần phải can thiệp trực tiếp nhưng nên lắng nghe và quan sát để phát hiện sớm các tình huống có thể gây nguy hiểm. Điều này giúp trẻ cảm thấy tự do hơn trong việc khám phá và học hỏi, đồng thời giữ cho chúng trong tầm kiểm soát của người lớn.
2. Xác định khu vực chơi an toàn
Tạo ra một không gian chơi an toàn là điều kiện tiên quyết. Khu vực chơi nên được thiết kế để tránh xa các vật dụng nguy hiểm, như đồ sắc nhọn hay hóa chất. Một không gian an toàn không chỉ giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ thương tích mà còn tạo cho trẻ cảm giác thoải mái và tự tin khi chơi, khuyến khích sự sáng tạo và khám phá.
3. Giáo dục về quy tắc chơi
Hướng dẫn trẻ về các quy tắc khi chơi cùng nhau rất quan trọng. Việc thiết lập các quy tắc như không đánh nhau hay chia sẻ đồ chơi giúp trẻ học cách tương tác xã hội và phát triển các kỹ năng giao tiếp. Điều này không chỉ giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình mà còn hình thành nên những giá trị như tôn trọng và hợp tác.
4. Dạy trẻ về an toàn
Hướng dẫn trẻ cách nhận biết và xử lý những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong khi chơi, chẳng hạn như nếu có ai đó bị ngã hoặc bị thương.