Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm có thể gây biến chứng như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Mùa hè là mùa của bệnh tay chân miệng, vì vậy cha mẹ cần trang bị ngay kiến thức đầy đủ để phòng bệnh hiệu quả cho con yêu.
Là căn bệnh có nguy cơ lây lan cao lại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên mỗi khi mùa hè đến, cha mẹ lại lo ngay ngáy sợ con bị tay chân miệng. Lo lắng là như vậy nhưng cha mẹ đã tìm hiểu kỹ và có kiến thức đầy đủ về căn bệnh này chưa?
Cùng trả lời những câu hỏi dưới đây để kiểm tra kiến thức của cha mẹ về bệnh tay chân miệng, đồng thời lắng nghe giải đáp của Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) để có những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng của bệnh và quan trọng hơn cả là cách phòng ngừa tay chân miệng hiệu quả nhất cho con.
Bs.CK2 Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh)
1 Theo bạn, bệnh tay chân miệng thường gặp nhất với trẻ ở lứa tuổi nào?
Đúng
Sai
Đáp án
Đáp án: A
Bs Trương Hữu Khanh: Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.
D: Tất cả các đáp án trên
2 Bệnh tay chân miệng lây chủ yếu theo đường nào?
Đúng
Sai
Đáp án
Đáp án: B
Bs Trương Hữu Khanh: Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
3 Bạn có biết những biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì chưa?
Đúng
Sai
Đáp án
Đáp án: D
Bs Trương Hữu Khanh: Về lâm sàng, biểu hiện đặc trưng của bệnh có thể được nhận biết qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3 – 7 ngày, trẻ chưa có các dấu hiệu cụ thể.
- Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài 3 – 10 ngày, với các triệu chứng điển hình như:
Loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt); phát ban dạng phỏng nước (ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm); sốt nhẹ; nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
- Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
B: Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông
C: Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy
D: Tất cả các dấu hiệu trên
4 Tay chân miệng có thể gây những biến chứng nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Vậy những biến chứng này thường xuất hiện khi nào?
Đúng
Sai
Đáp án
Đáp án: B
Bs Trương Hữu Khanh: Tay chân miệng thường tự khỏi và không đe dọa tới sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, đặc biệt với trẻ nhỏ - đối tượng chính mà bệnh tấn công. Những biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
- Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não
- Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch
Những biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
B: Xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh
C: Ở giai đoạn cuối sau 5 ngày của bệnh
5 Khi trẻ bị mắc bệnh tay – chân – miệng, cha mẹ cần chăm sóc như thế nào?
Đúng
Sai
Đáp án
Đáp án: D
Ts.Bs Trương Hữu Khanh: Khi trẻ bị mắc tay chân miệng, việc đầu tiên cha mẹ nên làm là cho bé đi khám và theo sõi sát các triệu chứng. Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần lưu ý:
- Thực hiện cách ly theo đường tiếp xúc, hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh lây nhiễm cho trẻ khác
- Cho bé ăn lỏng, chia làm nhiều bữa và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé theo lứa tuổi
- Nếu bé sốt cao thì hạ sốt bằng Paracetamol 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6h hoặc chườm ấm nếu sốt nhẹ
- Vệ sinh răng miệng, bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Khi tiếp xúc với trẻ cần đeo khẩu trang, rửa tay và sát khuẩn khi chăm sóc
- Rửa sạch đồ chơi, đồ dùng cá nhân của bé
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng dung dịch có tính sát khuẩn
Cần lưu ý cho trẻ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm: sốt cao ≥ 390C, khó thở, quấy khóc, lơ mơ, nôn nhiều,…
A: Cho bé đi khám và theo dõi sát triệu chứng, phát hiện sớm và điều trị biến chứng kịp thời
B: Thực hiện cách ly theo đường tiếp xúc, hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.
C: Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé (theo lứa tuổi): cho bé ăn lỏng, chia làm nhiều bữa.
D: Tất cả các đáp án trên
6 Theo bạn, trẻ bị tay chân miệng rồi có bị lại không?
Đúng
Sai
Đáp án
Đáp án: A
Bs Trương Hữu Khanh: Trẻ đã từng mắc tay chân miệng vẫn có nguy cơ tái nhiễm bệnh. Lý do là bởi mỗi lần nhiễm bệnh, trẻ chỉ tạo ra kháng thể đặc hiệu với một chủng virus nhất định, vì vậy trẻ có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm chủng virus khác. Đặc biệt, ở những trẻ bị suy giảm miễn dịch như trẻ suy dinh dưỡng, trẻ nhiễm HIV… nguy cơ bị mắc lại bệnh sẽ cao hơn.
7 Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là điều cha mẹ quan tâm hàng đầu. Vậy theo bạn, cần làm gì để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ?
Đúng
Sai
Đáp án
Đáp án: D
Bs Trương Hữu Khanh: Tuy chưa có vắc xin ngừa tay chân miệng, nhưng cha mẹ vẫn có thể chủ động phòng ngừa bệnh cho con bằng những biện pháp sau:
- Giữ vệ sinh cá nhân: nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng thường xuyên, nhất là trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ vệ sinh ăn uống, đảm bảo an toàn thực phẩm: Thức ăn cho trẻ và gia đình cần đầy đủ dinh dưỡng, ăn chín, uống chín. Những vật dụng trong nhà bếp cần được rửa sạch trước khi dùng.
- Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt vui chơi của trẻ
- Theo dõi và phát hiện sớm để kịp thời can thiệp các trường hợp bệnh tay chân miệng, tránh lây nhiễm cho những trẻ khác.
- Cách ly và điều trị kịp thời khi mắc bệnh
A: Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày
B: Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng
C: Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
D: Tất cả các đáp án trên
8 Trước diễn biến phức tạp của làn sóng kép COVID-19 và các bệnh theo mùa, cha mẹ cần chuẩn bị gì về dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, tránh bệnh tật cụ thể là bệnh tay chân miệng và tránh dùng thuốc kháng sinh, hạ sốt?
Đúng
Sai
Đáp án
Đáp án: D
Bs Trương Hữu Khanh: Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ gồm chất bột đường, chất béo, protein, vitamin & khoáng chất…, để tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ tránh bệnh tật và tránh dùng thuốc kháng sinh, hạ sốt… cha mẹ còn cần ưu tiên bổ sung các nhóm thức ăn tăng cường miễn dịch cho bé như các loại quả giàu vitamin C; các loại rau lá xanh chứa nhiều sắt, kẽm; các sản phẩm chứa lợi khuẩn để củng cố đề kháng đường tiêu hóa, cải thiện triệu chứng tiêu hóa như sữa chua, sản phẩm từ sữa, sữa có chứa các lợi khuẩn, đặc biệt là các sản phẩm chứa các hoạt chất sinh học như HMOs cụ thể là 2'-FL và LNnT được nghiên cứu có lợi cho sức khỏe miễn dịch tiêu hóa, hô hấp của trẻ nhỏ.
A: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn uống
B: Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
C: Ưu tiên các nhóm thức ăn tăng cường miễn dịch
D: Tất cả các đáp án trên
Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"
Bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về bệnh tay chân miệng từ Bs Trương Hữu Khanh để phòng ngừa bệnh tốt hơn cho con nhé!
Bạn đã có những kiến thức nhất định về bệnh tay chân miệng nhưng chưa thật đầy đủ, hãy tham khảo thêm kiến thức từ chia sẻ của Bs Trương Hữu Khanh nhé!
Bạn thật am hiểu về bệnh tay chân miệng. Hãy tham khảo thêm kiến thức từ chia sẻ của Bs Trương Hữu Khanh để phòng bệnh tốt nhất cho con nhé!
(thoidaiplus.giadinh.net.vn).