Để sinh con khỏe mạnh, thông minh, nhiều cặp vợ chồng đã dồn rất nhiều tâm huyết, sức lực cho quá trình chuẩn bị mang thai. Nhiều cặp vợ chồng đã điều chỉnh mọi mặt về thói quen, thậm chí tính cả thời gian rụng trứng để thúc đẩy quá trình mang thai được nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, từ khi rụng trứng đến khi mang thai phải mất một thời gian nhất định. Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng không phải lúc nào cũng có thể thụ tinh thành công. Xác suất này là lý do cho việc tính ngày rụng trứng là rất quan trọng!
Vậy từ khi rụng trứng cho tới khi có thai là bao nhiêu ngày?
Nhìn chung, kể từ khi rụng trứng, tinh trùng và trứng sẽ kết lại, thụ tinh trong 24h sau khi giao hợp. Sau đó nó sẽ mất khoảng 4 ngày để đi vào tử cung và làm tổ trong tử cung sau 6 – 7 ngày. Sau đó, sẽ từ từ phát triển và hình thành bào thai trong tử cung.
Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng không phải lúc nào cũng có thể thụ tinh thành công. Xác suất này là lý do cho việc tính ngày rụng trứng là rất quan trọng! (Ảnh minh họa)
Chu kỳ này tương đối dài và khó phát hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nhất là đối với những cặp vợ chồng trẻ chưa có kinh nghiệm. Vì vậy, những người phụ nữ lần đầu làm mẹ cần nhận biết dấu hiệu cơ thể khi mang thai:
Chậm kinh
Với một người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt tương đối đều, khi bắt đầu chậm kinh nên nghĩ ngay đến khả năng có thai. Hãy mua que thử để xác định mình có mang thai hay không.
Buồn nôn và kén ăn
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ có cảm giác buồn nôn, do lượng hormone cơ thể thay đổi nên khứu giác của bà bầu sẽ bị ảnh hưởng, cảm giác thèm ăn cũng giảm đi.
Cảm thấy buồn nôn nhiều có thể là biểu hiện của việc đang mang bầu (Ảnh minh họa)
Nếu bạn bị buồn nôn mà không phải vì bị ốm đau, hãy nghĩ đến khả năng mình có mang thai hay không? Thai nhi cần rất nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển. Do đó việc phát hiện mang thai sớm sẽ tốt cho các mẹ bầu để điều chỉnh lại chế độ ăn 3 bữa hàng ngày và chế biến các món ăn hợp khẩu vị, giúp bà bầu tăng cường sức ăn, không bị chán ăn, kén ăn dẫn đến thiếu dinh dưỡng.
Đi tiểu thường xuyên và tăng tần suất đi vệ sinh
Sau khi trứng đã thụ tinh làm tổ thành công trong tử cung, nội tiết tố trong cơ thể bà bầu sẽ tăng cao khiến mẹ bầu thường xuyên bị đi tiểu nhiều lần.
Vì vậy, nếu chị em đang trong quá trình thả để có thai, sau thời gian quan hệ, thấy tần suất đi vệ sinh nhiều hơn thì cần hết sức lưu ý. Hãy theo dõi tình trạng này, sử dụng que thử thai để xác định xem có khả năng mang bầu hay không. Nếu như bạn đã kiểm tra một thời gian sau đó mà không có thai cũng nên đi khám vì có thể đó là sự biểu hiện bất
Cơ thể mệt mỏi, đau nhức
Khi bắt đầu mang thai, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, thường xuyên cảm thấy đau nhức, yếu ớt. Lúc này bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn, điều chỉnh lại công việc và tăng thời gian nghỉ ngơi, không nên thức khuya, ăn uống điều độ, thực phẩm mỗi ngày để bổ sung dinh dưỡng để đảm bảo rằng cơ thể của bạn có một tinh thần tốt.
Nếu hơi đau nhẹ phần bụng dưới, hãy nghĩ đến khả năng có thể mang thai (Ảnh minh họa)
Đau nhẹ vùng bụng dưới
Sau khi trứng đã thụ tinh làm tổ thành công trong tử cung sẽ ra một ít máu, có thể hơi đau vùng bụng dưới. Lúc này mẹ bầu không cần sợ hãi khi thấy lượng máu chảy ra (vì lượng máu này rất ít). Mẹ bầu chỉ cần chú ý nghỉ ngơi sau khi khám thai để đảm bảo rằng trứng đã thụ tinh và an toàn trong tử cung.
Thai nhi trong 3 tháng đầu, thai nhi còn tương đối mỏng manh và hình ảnh thai nhi cũng chưa ổn định, vì vậy, khi đã có sự chuẩn bị mang thai, bạn cần chú ý quan sát xem có dấu hiệu mang thai hay không, kịp thời phát hiện và bảo vệ để tránh những tác hại khôn lường tới sự phát triển bào thai.