Sau sinh con, gái trẻ sốc nặng khi cứ thỉnh thoảng lại có "vật lạ" chảy ra từ vùng kín

Bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn cho biết: "Bệnh nhân mới sinh khoảng 1 tháng nên không thể lập tức tiến hành phẫu thuật. Bệnh nhân được khuyên thay đổi chế độ ăn ít để tránh gắng sức khi đại tiện và dùng thuốc kháng sinh phòng ngừa.

Khi nghe miêu tả về những đau đớn trong quá trình "vượt cạn", chắc hẳn mẹ bầu nào cũng mong muốn mình sinh con thật nhanh để không phải chịu đau nhiều. Tuy nhiên, đôi khi việc chuyển dạ đột ngột, sinh con chớp nhoáng cũng để lại hậu quả khôn lường như trường hợp của bà mẹ 9X dưới đây. 

Câu chuyện do bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn, khoa phụ sản, bệnh viện Taipei City Hospital (Đài Loan) chia sẻ trong chương trình Doctor is hot về bà mẹ trẻ họ Lý. 

Cô Lý từng trải qua ca sinh nở con đầu lòng rất thuận lợi, nhanh chóng nên khi mang thai bé thứ hai, tâm trạng của cô rất thoải mái. Đến ngày có dấu hiệu ra máu báo sắp sinh, cô vẫn thong thả ở nhà gội đầu, chuẩn bị quần áo rồi mới gọi xe đi đẻ. Ai ngờ đâu khi vừa lên xe được không lâu thì cô Lý vỡ ối và chuyển dạ ngay lập tức, cơn đau kéo đến dồn dập và em bé như muốn rơi ra ngoài. 

Sau sinh con, gái trẻ sốc nặng khi cứ thỉnh thoảng lại có amp;#34;vật lạamp;#34; chảy ra từ vùng kín - 1

Cô Lý sinh con "nhanh như chớp" sau đúng một hơi rặn.

Cô Lý cố gắng chịu đựng được đến bệnh viện, khi vừa nằm lên giường trong phòng cấp cứu là cô rặn một hơi và em bé chào đời ngay. Con trai cô hoàn toàn khỏe mạnh nhưng cô lại gặp vấn đề. Do chuyển dạ quá đột ngột và rặn sinh mạnh, tầng sinh môn của người mẹ rách toạc, tổn thương nặng. Các bác sĩ phải rất vất vả mới khâu lại được.

Sau 1 tháng sinh con, vết thương của cô Lý dần dần hồi phục nhưng thỉnh thoảng cô lại thấy có "vật lạ" tiết ra từ âm đạo. Sau vài lần quan sát, cô sốc nặng khi biết đây chính là phân. Khi đi khám, cô được chẩn đoán bị rò trực tràng âm đạo. Tình trạng này khiến cô Lý mắc bệnh trầm cảm sau sinh và phải đến bệnh viện điều trị.

Sau sinh con, gái trẻ sốc nặng khi cứ thỉnh thoảng lại có amp;#34;vật lạamp;#34; chảy ra từ vùng kín - 3

Cô Lý bị rò trực tràng âm đạo do tổn thương khi sinh thường. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn cho biết: "Bệnh nhân mới sinh khoảng 1 tháng nên không thể lập tức tiến hành phẫu thuật. Bệnh nhân được khuyên thay đổi chế độ ăn ít để tránh gắng sức khi đại tiện và dùng thuốc kháng sinh phòng ngừa. Sau 3 tháng, bệnh nhân đã được phẫu thuật để điều trị tình trạng rò trực tràng âm đạo và không còn dấu hiệu rò rỉ phân qua âm đạo".

Cách tránh rách tầng sinh môn khi sinh thường

Nếu không muốn phải chịu đựng cảnh rách tầng sinh môn khi đẻ thường, mẹ có thể áp dụng 4 bí quyết dưới đây ngay từ khi mang bầu. 

Ăn uống, sinh hoạt khoa học

Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu ngồi, nằm nhiều và lười vận động thì nguy cơ bị rách khi sinh con sẽ rất cao. Vì vậy, tốt hơn cả mẹ nên tạo thói quen tập thể dục đều đặn trong thai kỳ. Tập thể thao không chỉ giúp cải thiện lưu thông máu và từ đó sẽ cải thiện độ đàn hồi cho da. Khi lượng máu được cải thiện đến vùng đáy chậu và âm đạo cũng sẽ cải thiện sức khỏe các cơ, mô. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng tốt và uống đầy đủ nước sẽ tốt cho da và sức khỏe cơ bắp. 

Tập kegel

Kegel là một bài tập giúp kéo dài và cải thiện sức lực của cơ sàn chậu và các cơ khác xung quanh. Cơ sản chậu khỏe mạnh, co giãn tốt sẽ giúp mẹ sinh thường dễ dàng hơn và không phải rạch tầng sinh môn.

Rặn đẻ đúng cách

Trong giai đoạn rặn đẻ, nhiều bà mẹ hay cố gắng rặn đẻ non khi cơn đau chưa tới và đây là nguyên nhân dễ khiến mẹ bị rách tầng sinh môn. Để hạn chế điều này, mẹ bầu nên tham gia các lớp học tiền sản hướng dẫn cách rặn, thở khi sinh thường.  

Massage tầng sinh môn

Massage đáy chậu khi mang thai được chứng minh là làm giảm nguy cơ bị rách khi sinh thường khá hiệu quả. Mẹ có thể dùng dầu oliu hoặc dầu dừa để massage nhẹ nhàng hàng ngày nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có cách massage đúng cách, hiệu quả.


 

Bác sĩ nhìn mặt đẩy ngay đi cấp cứu khi mẹ mới sinh nói muốn uống nước đường
Theo Ngọc Linh (Dịch từ Sina) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)