Sướng như Hoa hậu Đặng Thu Thảo, có chồng đại gia U40 sẵn sàng hóa trẻ nhỏ khi vui chơi cùng hai con

Khi hai người họ đi khuất, tôi bước ra từ nhà tắm và hai chân đứng không vững.

Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đám cưới của tôi và chồng mới sẽ diễn ra. Tôi đã nghĩ ra một viễn cảnh tươi đẹp, con gái sẽ hạnh phúc biết chừng nào khi lần đầu được sống trong gia đình có cả bố, mẹ, ông bà nội ngoại. Vậy mà có lẽ một lần nữa tôi khiến con gái phải thất vọng.

Tôi là một bà mẹ đơn thân có một cô con gái đang học lớp 3. Khi con gái được 4 tuổi thì chồng tôi đòi ly hôn và chuyển đến một nơi khác sinh sống cùng vợ mới. Đó cũng là từng ấy khoảng thời gian tôi không còn liên lạc với anh ta nữa và anh ta cũng thôi luôn việc thực hiện trách nhiệm của một người bố, chỉ thỉnh thoảng nhờ người chuyển tiền cho tôi nuôi con.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Suốt khoảng thời gian ấy tôi đã có ý định không bao giờ đi bước nữa mà chỉ ở vậy nuôi con. Thế nhưng nhìn gương mặt buồn bã của con mỗi khi bạn bè đều có bố bên cạnh, tôi lại chạnh lòng và gật đầu đồng ý lấy một người đàn ông do họ hàng mai mối.

Anh là con của một gia đình giàu có cũng đã gần 40 tuổi nhưng chưa lập gia đình. Qua vài cuộc trò chuyện ngắn ngủi tôi cũng thấy khá hợp nhau, nhất là khi thấy anh chăm sóc, yêu thương con gái mình như con ruột, tôi đã xiêu lòng và nhanh chóng nhận lời kết hôn với anh chỉ sau 1 tháng gặp gỡ.

Chúng tôi đã làm đám hỏi và đặt tiệc cưới, gửi thiệp mời tinh tươm và chỉ chờ ngày làm lễ. Thế nhưng sự thật đáng sợ đã bị lộ ra khiến tôi đắn đo, suy nghĩ nhiều ngày.

Tôi và chồng sắp cưới được mẹ chồng tặng cho một căn chung cư cao cấp trong một khu đô thị của thành phố. Dự định là sau khi cưới nhau, tôi, chồng sắp cưới sẽ đón con gái về ở chung.

Những ngày gần chuyển về nhà mới tôi thường xuyên qua lại nhà để kiểm tra, dọn dẹp. Trong một lần đang ở trong nhà để ngắm nghía và mơ tưởng về một cuộc sống hạnh phúc tôi bất chợt nghe thấy tiếng mở cửa. Nghĩ là chỉ có chồng sắp cưới mới có chìa khóa của căn nhà nên tôi vội trốn vào trong nhà tắm, tính làm cho anh bất ngờ vì hai vợ chồng không hẹn mà lại gặp ở nhà mới.

Thế nhưng người bước vào nhà không chỉ có chồng mà cả mẹ chồng đi theo. Cuộc trò chuyện của họ đã tiết lộ một sự thật đáng sợ khiến tôi phải bật khóc nức nở sau đó. Theo đó hóa ra một người đàn ông giàu có như anh mà chịu lấy mẹ đơn thân như tôi cũng là vì có lý do. Anh đã có người yêu ở nước ngoài nhưng cả hai không thích cuộc sống hôn nhân nên không kết hôn. Anh lấy tôi chỉ là muốn có một đứa con.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Con lấy nó về thì nhanh chóng sinh cho mẹ vài đứa cháu trước khi bị lộ chuyện ra nhé. Chúng mày có qua lại với nhau thì kín kẽ một chút không nó biết thì lại lỡ dở hết việc - mẹ chồng tôi nói.

Bà nói thêm:

- Ngoài ra theo mẹ thì cưới nhau xong chỉ hai chúng mày ở đây thôi cho tiện việc có em bé chứ không được đón con của nó về sống chung đâu nhé. Chu cấp cho con bé đó ít tiền rồi để nó sống với ông bà ngoại chứ hơi đâu mà đón nó về đây sống.

- Vâng con biết rồi mẹ nhưng nhỡ cô ấy cứ đòi mang con gái tới đây sống cùng thì sao hả mẹ?

- Ban đầu thì mình cứ đồng ý cũng được cho nó yên tâm sinh đẻ. Đến khi con làm nó có bầu rồi thì mình chơi bài ngửa, chuyển con bé về cho ông bà ngoại nuôi, lấy cớ là nó bầu bí cần phải tĩnh dưỡng cũng được. Mà lúc đó nó đã có bầu sắp sinh con rồi, lấy nhau rồi thì mình nói gì nó chả phải nghe, lúc đó còn hơi đâu mà lo cho con riêng nữa.

Cuộc trò chuyện của hai mẹ con chồng sắp cưới khiến tôi vô cùng bất ngờ vì hóa ra tất cả chỉ là một cú lừa của họ dành cho tôi mà thôi chứ thực chất họ không hề muốn bù đắp, đưa con gái về sống chung với tôi như lời họ mong muốn. Và bất ngờ vẫn chưa hết khi mà câu cuối của mẹ chồng được thốt ra:

- Mà con yếu sinh lý vậy thì phải tích cực vào nhé, tích cực thì mới nhanh có em bé, mới hoàn thành mục tiêu chứ không là nó sẽ chỉ chuyên tâm chăm con riêng mà không sinh con cho nhà mình đâu.

Hai mẹ con họ ra về khi câu chuyện vẫn dang dở nhưng lòng tôi thì đau thắt. Mọi thứ gần như đã xong xuôi chỉ là một đám cưới chính thức chưa được diễn ra nữa mà thôi. Tôi suy nghĩ rất nhiều không biết có nên làm đám cưới nữa không vì con gái tôi đã mong chờ ngày đó từ rất lâu, suốt ngày con hỏi mẹ "Mấy ngày nữa thì mẹ làm đám cưới hả mẹ?", "Mấy ngày nữa thì con được về ở với bố mẹ?".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngay hôm sau tôi liên hệ với chồng sắp cưới để kể về việc tôi đã nghe thấy hết cuộc trò chuyện của anh và mẹ, tôi đồng ý tiếp tục làm đám cưới với anh nhưng yêu cầu anh cam kết với tôi sẽ không tách tôi và con gái. Mẹ chồng đại gia biết chuyện liền chơi bài ngửa:

- Đằng nào cô cũng biết chuyện rồi thì tôi cũng nói luôn. Cô cứ yên tâm sinh cháu cho gia đình tôi thì cô sẽ được ăn ngon, mặc đẹp, sống sung sướng còn chuyện đưa con gái về ở cùng thì không đời nào. Ban đầu tôi đồng ý để cho cô chịu làm đám cưới với con tôi thôi, giờ thì đã quá muộn rồi.

Yên tâm tôi cũng không để đứa trẻ phải chịu đói khát mà sẽ luôn có một khoản tiền chu cấp cho nó khi nó ở với ông bà ngoại. Còn chuyện về sống chung thì không đời nào, làm sao cô có thời gian chăm sóc cho con trai và cháu nội tôi nữa.

Câu trả lời chắc nịch của mẹ chồng sắp cưới khiến tôi tức ứa nước mắt. Tôi cốt đồng ý cưới anh ta cũng chỉ mong cho con gái mình một gia đình trọn vẹn như con mơ ước nhưng giờ thì lại không thể. Tôi không biết nên tiếp tục làm đám cưới hay không và sẽ phải giải thích với con gái mình như thế nào đây.

Tâm sự từ độc giả tochau... @gmail.com

Lập gia đình mới đối với những bà mẹ đơn thân quả thực là một quyết định vô cùng khó khăn bởi rào cản lớn nhất có lẽ chính là những đứa trẻ. Tuy nhiên cũng không thể chỉ vì nỗi buồn ở những cuộc hôn nhất trước mà người mẹ mãi mãi chôn vui tuổi thanh xuân, quãng đường tương lai phía trước của mình. Chính vì thế chuyện lấy thêm chồng sau khi ly hôn với một số bà mẹ cũng là một trong những cách giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên trước khi bắt đầu bước vào một mối quan hệ mới với người mới, một cuộc sống mới, người mẹ cần cân nhắc rất nhiều điều:

1. Tâm lý và cảm xúc của mẹ

Chuẩn bị tâm lý: Mẹ cần tự hỏi bản thân về lý do muốn kết hôn và cảm giác của mình về mối quan hệ mới. Sự ổn định về tâm lý sẽ giúp mẹ quyết định một cách sáng suốt hơn.

Cảm giác tội lỗi: Nhiều mẹ đơn thân có thể cảm thấy tội lỗi khi bắt đầu mối quan hệ mới, lo lắng rằng họ đang làm tổn thương con cái. Việc đối diện và thảo luận về những cảm xúc này là rất quan trọng.

2. Sự chấp nhận của con cái

Độ tuổi của trẻ: Trẻ nhỏ có thể khó khăn trong việc chấp nhận một người cha/mẹ mới, trong khi trẻ lớn hơn có thể có những quan điểm và cảm xúc phức tạp hơn.

Thời gian và cách giới thiệu: Việc giới thiệu người bạn đời mới cho con cái cần được thực hiện dần dần, tạo cơ hội cho trẻ làm quen và thích nghi.

3. Mối quan hệ giữa người mẹ và bạn đời mới

Giao tiếp: Cần có sự giao tiếp cởi mở giữa mẹ và người bạn đời mới về mong đợi, trách nhiệm và vai trò trong gia đình.

Giá trị và quan điểm sống: Đảm bảo rằng cả hai có những giá trị và quan điểm sống tương đồng sẽ giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho mối quan hệ.

4. Vai trò của người chồng mới

Xác định vai trò: Người chồng mới cần hiểu rõ vai trò của mình trong gia đình, đặc biệt là trong mối quan hệ với con cái. Họ không chỉ là người bạn đời mà còn có thể trở thành một người cha thay thế.

Thời gian và sự kiên nhẫn: Xây dựng mối quan hệ với con cái cần thời gian và sự kiên nhẫn. Người chồng mới nên sẵn sàng tham gia vào các hoạt động cùng trẻ để tạo dựng mối liên kết.

5. Khía cạnh tài chính

Tình trạng tài chính: Mẹ cần xem xét tình trạng tài chính của mình và của người bạn đời mới. Liệu hai người có thể cùng nhau quản lý tài chính để đảm bảo cuộc sống ổn định cho gia đình?

Kế hoạch tài chính cho tương lai: Cần có kế hoạch rõ ràng cho các khoản chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư cho tương lai của cả gia đình.

6. Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè

Sự hỗ trợ từ người thân: Gia đình và bạn bè có thể cung cấp sự hỗ trợ tinh thần và thực tế rất cần thiết. Họ có thể giúp mẹ và con cái trong quá trình chuyển tiếp.

Thảo luận về mối quan hệ: Chia sẻ với người thân về mối quan hệ mới có thể giúp mẹ nhận được những lời khuyên quý giá và có cái nhìn khách quan hơn.

7. Trách nhiệm nuôi dạy con cái

Thiết lập quy tắc và ranh giới: Cần có sự thống nhất về cách nuôi dạy con cái giữa mẹ và người chồng mới để đảm bảo trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương.

Thảo luận về kỷ luật: Mẹ và người chồng mới cần có những quan điểm chung về việc kỷ luật trẻ, giúp trẻ hiểu rõ ràng về các quy tắc và hậu quả.

8. Sự thấu hiểu và tôn trọng

Tôn trọng quá khứ: Người chồng mới cần hiểu và tôn trọng quá khứ của mẹ, bao gồm cả những tổn thương đã trải qua. Điều này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ bền vững hơn.

Thấu hiểu cảm xúc của trẻ: Cả mẹ và người chồng mới cần nhạy cảm với cảm xúc của con cái, giúp trẻ cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu.

3 MC nổi tiếng đài VTV làm mẹ đơn thân: Người nuôi 4 con vẫn vừa đẹp vừa giàu, người như gái 18 dù đã U40