Tiếp viên hàng không lọt Top 10 Hoa hậu Việt Nam, rời cabin sinh 2 con xong ai cũng ngã ngửa

Bài văn của bé học sinh như nói lên nỗi lòng của nhiều bà mẹ.

Nhắc đến Tết, có lẽ tâm lý của số đông trẻ nhỏ đều sẽ rất mong chờ, háo hức, vì Tết đến bé được bố mẹ sắm cho những bộ quần áo đẹp, được nhận lì xì, được ăn ngon và được đi chơi khắp nơi. Thế nhưng, đi ngược lại với đại đa số đó, có một nhóc tỳ đã viết bài văn phát biểu cảm nghĩ “em không thích Tết” khiến ai đọc xong cũng “mắt chữ A mồm chữ O”.

Ảnh minh hoạ ngày Tết.

Ảnh minh hoạ ngày Tết.

Theo đó, khi nhận được đề bài văn của cô giáo: “Phát biểu cảm nghĩ của em về ngày Tết”, bé học sinh đã viết một bài văn dài 1 trang giấy với nội dung cực kỳ chi tiết, thể hiện rất rõ ràng góc nhìn của bản thân về ngày Tết ở gia đình mình. 

Nguyên văn bài làm như sau:

“Chắc hẳn ai cũng thích Tết. Từ hồi nhỏ tới giờ, em toàn nghe nói Tết vui. Nhưng đó là ở đâu chứ không phải ở nhà em. Mỗi lần đến Tết là em thấy mệt mỏi, mẹ em mệt mỏi, cả nhà em mệt mỏi.

Lúc trước em rất thích Tết nhưng vì Tết mà mẹ em mệt thì em không thích nữa. Thịt kho hột vịt em rất thích nhưng khi em biết mẹ làm mệt thì em không thích nữa. Gia đình em không còn cười nhiều, vì mẹ quá bận, lại hay nổi giận khi ba con em không làm mọi thứ như mẹ muốn. Ba em cũng bị mẹ la. Mẹ nói đã mệt còn bị phá. Em với ba sợ lắm. 

Em không muốn nhìn mẹ xanh xao, ốm đau, lúc nào cũng cầm cây chổi, cây lau nhà cầm cái chảo và lúc nào cũng vào bếp làm đồ ăn đón khách. Mẹ đã quá mệt rồi. Mỗi lần mẹ nhăn nhó là thêm một kẻ thù nhan sắc xuất hiện đó.

Em thích thấy mẹ em cười. Mẹ em cười rất đẹp. Ba hay nói với mẹ 'Nhìn mẹ cười là thấy Tết trọn vẹn rồi'. Nhưng mẹ chẳng chịu, lại còn la ba. Mẹ ơi! Tết không cần hoàn hảo đâu mẹ ơi".

Bé học sinh viết văn phát biểu cảm nghĩ “em không thích Tết”, cô giáo đọc xong liền chấm ngay 9 điểm - 2

Những dòng văn của bé học sinh này tuy còn khá non nớt, thế nhưng lại được viết ra bằng cảm xúc vô cùng chân thật, từ chính trải nghiệm thực tế mà nhóc tỳ đã có qua nhiều cái Tết khác nhau trong quá khứ. Qua bài văn, có thể thấy đứa trẻ đã dành một sự quan tâm và tình yêu rất mãnh liệt dành cho mẹ của mình, vậy nên bé mới có những sự chú ý kỹ càng, chi tiết từng “nhất cử nhất động” của mẹ vào các ngày Tết như thế.

“Nhân vật chính trong bài văn” - mẹ của cô nhóc mà đọc được những dòng cảm nghĩ này của con, chắc hẳn sẽ cực kỳ hạnh phúc và xúc động. Có thể cũng nhờ đó mà người mẹ sẽ biết được bản thân nên làm gì, để cho con có một trải nghiệm cái Tết trọn vẹn, vui vẻ nhất bên gia đình trong thời gian tới. 

Bài văn sau đó của bé học sinh đã nhận về điểm 9, số điểm gần như tuyệt đối từ cô giáo. Không những vậy, cô giáo còn viết lời phê bày tỏ nỗi xúc động của mình: "Bài viết cảm xúc chân thành, con hiểu được nỗi vất vả của mẹ. Bài văn của con làm cô suy nghĩ nhiều. Cảm ơn con!".

Có nhiều lý do khiến trẻ có thể viết ra được những bài văn cảm động giống như bài văn ở trên, bởi:

- Trẻ em thường có tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc về cuộc sống xung quanh. Trẻ quan sát, trải nghiệm và cảm nhận được nhiều điều mà người lớn có thể bỏ qua. Khi được khuyến khích bày tỏ cảm xúc qua việc viết văn, trẻ sẽ có cơ hội thể hiện những trải nghiệm và tâm tư chân thật nhất của mình.

- Viết văn là một kênh giúp trẻ bày tỏ những thông điệp mà đôi khi trẻ sẽ rất khó nói ra bằng lời nói. Khi không dám hoặc không biết cách bày tỏ nỗi lòng, trẻ có thể chọn viết ra để tự giải tỏa và chia sẻ.

- Trẻ em thường có tâm hồn rất trong sáng và lý tưởng. Trẻ thường quan sát và suy ngẫm về những vấn đề mang tính triết lý, đạo đức như gia đình, tình yêu, sự sống... Những trăn trở này được trẻ thể hiện qua văn bản một cách chân thành.

- Viết văn còn là một cách để trẻ gây sự chú ý và được người lớn lắng nghe. Trẻ mong muốn nhận sự chia sẻ, thấu hiểu từ cha mẹ, thầy cô và hy vọng những người lớn có thể thay đổi, kịp thời đưa ra những sự hỗ trợ khi trẻ rơi vào hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ.

- Hoàn cảnh gia đình, cuộc sống của trẻ có thể là chất liệu, nguồn cảm hứng sáng tác. Trẻ sinh ra và lớn lên trong những hoàn cảnh khó khăn, hoặc có những trải nghiệm đau thương thường có xu hướng viết những bài văn sâu lắng và cảm động.

Việc bố mẹ, thầy cô giúp trẻ trau dồi năng lực văn học mang lại những giá trị gì cho bé?

- Phát triển tư duy sáng tạo và khả năng trải nghiệm

Tiếp xúc với văn học giúp mở rộng tầm nhìn của trẻ bởi văn học mang đến những thế giới, câu chuyện phong phú và đa dạng. Trẻ được tiếp cận với những quan điểm, cách nhìn nhận về cuộc sống khác biệt so với những gì trẻ vốn biết. Điều này giúp kích thích trí tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ.

Thông qua các hoạt động sáng tạo như viết, kể chuyện, trẻ có cơ hội thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Đây là dịp để trẻ khám phá chính mình, tìm hiểu về những trải nghiệm, quan điểm riêng. Quá trình này sẽ giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và khả năng tự thể hiện.

- Nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp

Tiếp xúc với các thể loại văn học như truyện, thơ, kịch... sẽ giúp trẻ làm quen, hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả hơn. Trẻ học cách diễn đạt ý tưởng, cảm xúc bằng từ ngữ phong phú, chính xác hơn.

Thông qua các hoạt động như đọc, kể chuyện, thảo luận về văn học, trẻ có cơ hội thực hành và cải thiện các kỹ năng giao tiếp quan trọng như nói, nghe, đọc, viết. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin và thành thạo hơn trong giao tiếp.

- Phát triển tính cách và giá trị nhân văn

Nhiều tác phẩm văn học chứa đựng những thông điệp, bài học về giá trị đạo đức, nhân sinh quan sâu sắc. Thông qua việc tiếp xúc với các câu chuyện, tình huống trong văn học, trẻ sẽ dần hình thành những phẩm chất như lòng nhân ái, trách nhiệm, ý chí vượt khó...

Việc tiếp thu và thực hành những giá trị này sẽ góp phần xây dựng tính cách tốt đẹp, giúp trẻ trở thành những công dân có ích cho xã hội trong tương lai.

- Thúc đẩy hứng thú học tập

Hoạt động văn học thường mang tính vui nhộn, hấp dẫn. Trẻ được tham gia vào các trò chơi, hoạt động sáng tạo liên quan đến văn học sẽ cảm thấy thích thú, vui vẻ. Điều này giúp trẻ hình thành niềm đam mê và động lực học tập tích cực.

Khi trẻ cảm thấy hứng thú với hoạt động học tập, các em sẽ tập trung chú ý và nỗ lực hơn để tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới. Từ đó, trẻ sẽ có khả năng phát triển toàn diện hơn trong quá trình học tập.

Bài văn tả trường học của học sinh bị giáo viên chấm 0 điểm, còn bắt viết kiểm điểm, đọc đến đoạn cuối ai nấy ngã ngửa