“Người hùng” giúp tăng sức đề kháng đường ruột
Hệ miễn dịch nằm ở khắp cơ thể, giống như một tấm “áo giáp” bảo vệ trẻ, giúp cơ thể trẻ chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có tới 70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột, vì thế việc chăm sóc hệ tiêu hóa qua việc ăn uống, bổ sung hệ vi sinh cho cơ quan này là rất quan trọng, trong đó không thể thiếu đó là việc bổ sung HMO.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, HMO (Human Milk Oligosaccharide) là thành phần nhiều thứ ba trong sữa mẹ và là chất xơ quan trọng, hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa ở những năm đầu đời, khi hệ vi sinh đường ruột còn non nớt. HMO là một loại prebiotics đóng vai trò nuôi dưỡng lợi khuẩn probiotics. HMO và lợi khuẩn tác động tương hỗ với nhau, giúp cân đối hệ vi sinh đường ruột, từ đó góp phần ngăn chặn các tác nhân gây bệnh, để tăng sức khỏe tiêu hóa, đề kháng cho trẻ.
HMO có nhiều trong sữa mẹ, vì thế việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là vô cùng quan trọng. Ảnh minh họa.
Ngoài tăng đề kháng và sức khỏe tiêu hóa, HMO còn có thể ngăn cản sự bám dính của các vi khuẩn có hại vào tế bào ở ruột, kích thích các tế bào miễn dịch tiết ra các yếu tố bảo vệ, giúp giảm nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ.
Từ những lợi ích tuyệt vời của HMO với sức khỏe hệ tiêu hóa trẻ nhỏ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, các mẹ hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho bú đến 18 hoặc 24 tháng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau ví dụ như sữa mẹ ít hoặc trường hợp không thể nuôi con bằng sữa mẹ, khi trẻ đã hết thời gian nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ… thì các gia đình có thể bổ sung HMO qua các sản phẩm sữa hoặc sữa non có chứa thành phần này. Mục đích giúp trẻ có đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, hỗ trợ phát triển khỏe mạnh.
Ngoài HMO có cách nào để tăng đề kháng đường ruột cho trẻ?
Mặc dù HMO có vai trò rất lớn để tăng đề kháng tiêu hóa cho trẻ, tuy nhiên khi chăm sóc trẻ các mẹ hoàn toàn có thể kết hợp bổ sung các loại thực phẩm khác để trẻ có hệ tiêu hóa tốt nhất, giúp tăng miễn dịch cơ thể, giảm nguy cơ ốm vặt.
Đừng quên sữa và sữa chua
Sữa chua có chứa rất nhiều các lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột non nớt của trẻ, nhất là những trẻ đang có vấn đề tiêu hóa như nôn trớ, tiêu chảy hay táo bón. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn sữa chua, trẻ dưới 1 tuổi thì nên ăn sữa chua không đường dành riêng cho trẻ nhỏ, đối với trẻ trên 1 tuổi các mẹ có thể cho con thử đa dạng các loại sữa chua phù hợp.
Bổ sung sữa chua hoặc sữa có HMO để trẻ có hệ miễn dịch tiêu hóa tốt nhất. Ảnh minh họa.
Ngoài sữa chua, phụ huynh có thể kết hợp cho trẻ dùng các loại sữa kích thích tiêu hóa cho trẻ, nhất là các loại sữa có bổ sung HMO hoặc sữa vị trái cây được bổ sung chất xơ, cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, tăng hệ miễn dịch, từ đó tăng sức đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn rất được trẻ ưa thích, nhưng đây lại là đồ ăn không lành mạnh và ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ. Theo đó, thực phẩm chế biến sẵn hay thức ăn nhanh chứa một lượng chất bảo quản và chất béo rất lớn, gây nhiều trở ngại cho hệ tiêu hoá.
Ngoài ra, khâu chế biến của đồ ăn bên ngoài không được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguy cơ khiến trẻ bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi,... ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tiêu hóa của trẻ, khiến bụng con lúc nào cũng khó chịu, ăn không ngon hoặc không muốn ăn. Vì thế, bố mẹ nên loại bỏ đồ ăn nhanh, những loại thực phẩm chế biến sẵn ra thực đơn của con.
Không ép trẻ ăn nhiều cùng một lúc
Đa số các phụ huynh khi thấy trẻ ăn được nhiều thường nghĩ con tiêu hóa tốt, nhưng việc làm này sẽ khiến cho đường tiêu hoá và dạ dày nhỏ bé phải làm việc hết công suất nhằm hấp thụ hết dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng hệ tiêu hoá của trẻ.
Vì thế, phụ huynh nên chia nhỏ từng bữa, cho bé ăn nhiều bữa với một ít thức ăn, tránh để bé ăn quá nhiều trong một lần. Đồng thời nên tập cho trẻ ăn chậm hơn, nhai kỹ thức ăn sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá, tránh cho hệ tiêu hoá phải làm việc quá tải.
Không ép trẻ ăn nhiều, kể cả trường hợp trẻ thích ăn và ăn được. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, nên cho trẻ tập trung vào việc ăn, không cho xem tivi hay điện thoại để con ăn được nhiều hơn. Thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá vì cơ thể không tập trung vào nhiệm vụ thức ăn. Để tốt cho tiêu hóa khi ăn nên để trẻ ăn chậm rãi, từ tốn và cảm nhận hương vị của món ăn, từ đó cải thiện hệ tiêu hoá cho bé tốt hơn.
Tẩy giun định kỳ cho trẻ
Đây là việc làm các phụ huynh rất hay quên, hoặc một số người cho rằng trẻ ở sạch sẽ nên không cần tẩy giun. Tuy nhiên, giun có thể nhiễm khi trẻ tham gia mọi hoạt động, khi bị nhiễm trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu máu,... ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Các mẹ nên tẩy giun định kỳ (6 tháng đến 1 năm) với trẻ trên 2 tuổi hoặc khi con đủ 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, với trẻ dưới 2 tuổi thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tẩy giun. Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ uống thuốc tẩy giun vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nếu trẻ không nuốt được viên thuốc thì mẹ hãy nghiền nhỏ hoặc cho trẻ nhai nuốt cùng với một ít nước.