Triệt sản bằng phương pháp thắt ống dẫn trứng được xem là phương pháp tránh thai triệt để và hiệu quả nhất dành cho phụ nữ. Thông thường, những người không còn nhu cầu sinh thêm con mới lựa chọn phương pháp này. Tuy nhiên, không có biện pháp tránh thai nào đảm bảo 100% và trường hợp của bà mẹ dưới đây là một minh chứng.
Chị Una Tomlinson (hiện tại 48 tuổi, sống tại Nottingham, Anh) sinh con gái đầu lòng vào năm 1994, khi mới 21 tuổi và con trai thứ 2 sau đó 1 năm. Cả hai lần sinh của chị đều là sinh mổ và gặp một và biến chứng khi mang thai, sinh con nên Una đã quyết định triệt sản để tránh thai hoàn toàn.
"Cả hai con đầu của tôi đều gặp vấn đề về sức khỏe giống nhau khi chào đời nên tôi nghĩ triệt sản là một ý kiến hay. Dù lúc đó còn khá trẻ nhưng đã có đủ con trai, con gái nên tôi không chần chừ thực hiện luôn. Sau khi ký vào một mẫu đơn đăng ký, tôi được triệt sản và bác sĩ cho biết thủ thật có tỉ lệ thành công là 99,99% nên cực kỳ yên tâm", chị Una kể lại.
Chị Una đã triệt sản từ năm 1995 sau khi sinh con trai thứ 2.
Sau đó, bà mẹ 2 con đã ly hôn rồi cưới chồng mới vào năm 2001. Anh Paul chưa từng có con nhưng khi nghe chị Una chia sẻ hoàn cảnh của mình vẫn vui vẻ chấp nhận và chăm sóc cho hai con đầu của chị như con ruột.
Nhưng rồi vào năm 2014, khi chị Una 41 tuổi, cuộc sống của cả gia đình đã thay đổi hoàn toàn khi chị bỗng dưng phát hiện mình mang bầu.
"Tôi đã thử đến 5 chiếc que thử thai mà vẫn không tin nổi. Tôi liên tục thắc mắc tại sao mìn triệt sản rồi mà lại có thể có bầu được", chị Una nói.
Phải đến khi được chồng đưa đi khám và bác sĩ xác nhận, chị Una mới tin mình thực sự đã mang bầu sau gần 20 năm triệt sản. Sau đó suốt 9 tháng mang thai, chị luôn lo lắng không biết con có thể chào đời khỏe mạnh được không. Và câu trả lời khiến chị Una cũng như cả gia đình vô cùng hạnh phúc là con gái thứ 3 đã chào đời khỏe mạnh vào tháng 2/2015. Đến nay, cô bé đã gần 6 tuổi.
Chị bất ngờ mang thai vào năm 2014 và sinh con khỏe mạnh.
Sau khi sinh con, chị Una đã đã phản ánh việc mình triệt sản vẫn mang bầu đến Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS). Buổi thăm khám sau đó cho thấy các kẹp dùng để thắt ống dẫn trứng trong cơ thể chị đã biến mất, một cái thậm chí còn "lạc" vào tận bàng quang.
Chia sẻ câu chuyện của mình, chị Una muốn cảnh báo những bà mẹ thực hiện biện pháp tránh thai bằng cách thắt ống dẫn trứng vẫn nên đề phòng. Thêm vào đó, chị mong muốn các bác sĩ khi tư vấn biện pháp này không nên khẳng định quá chắc chắn về hiệu quả của nó.
Ưu nhược điểm của biện pháp tránh thai bằng cách triệt sản Ưu điểm - Hiệu quả tránh thai cao, phẫu thuật một lần có tác dụng tránh thai vĩnh viễn. Sau phẫu thuật an toàn có tác dụng tránh thai ngay và không có tác dụng phụ. - Về bản chất, quá trình rụng trứng vẫn diễn ra, không ảnh hưởng đến kinh nguyệt. - Không ảnh hưởng đến giới tính, tính cách, sức khỏe và sinh hoạt tình dục. Nhược điểm - Phải nằm viện và thực hiện cuộc phẫu thuật. - Cần có cơ sở y tế được trang thiết bị đủ điều kiện và có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về triệt sản nữ khi phẫu thuật. - Chi phí phẫu thuật đắt tiền. - Khó phục hồi khả năng sinh đẻ. - Dễ xảy ra tai biến nếu không tuân thủ quy trình phẫu thuật chặt chẽ. |