Ngày 19/10, DJ Thanh Thảo- bà xã ca sĩ Khắc Việt đã "mẹ tròn con vuông" với hai thiên thần nhỏ, 1 trai, 1 gái. Từ ngày lên chức bố mẹ, vợ chồng Khắc Việt rất thoải mái chia sẻ về những cảm xúc lần đầu làm bố mẹ nhưng rất hạn chế đăng ảnh con và cũng chưa tiết lộ diện mạo 2 bé. Và mới ngày nào cả showbiz nô nức chúc mừng đôi vợ chồng trẻ thì giờ đã là ngày Đu Đủ và Dừa (tên thân mật 2 con của Khắc Việt) đã tròn 1 tháng tuổi.
2 nhóc tỳ nhà Khắc Việt từ khi chào đời vẫn được bố mẹ giấu mặt.
Khoảnh khắc hiếm hoi nam ca sĩ bế con gái vài ngày tuổi khiến ai cũng yêu.
Dù là những ông bố - bà mẹ nuôi con theo cách hiện đại nhưng không vì thế mà vợ chồng Khắc Việt bỏ qua hết những nghi lễ truyền thống của Việt Nam. Trong đó, nghi lễ đầu tháng hay còn gọi là tục cúng mụ cũng được ông bố hai con thực hiện đầy đủ cho các con.
Bà xã Khắc Việt chia sẻ hình ảnh mâm cúng đầy tháng hoành tráng của 2 con.
Theo quan niệm dân gian Việt Nam, lễ cúng mụ là nghi lễ rất quan trọng với cả em bé và mẹ. Đây là nghi thức để bố mẹ, ông bà báo cáo với tổ tiên về gia đình đã có thêm thành viên mới và cũng để đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của con. Ngoài ra, nghi lễ này cũng để chính thức hết thời gian ở cữ của cả mẹ và bé để mẹ bỉm sữa trở lại sinh hoạt bình thường.
Điều đặc biệt nhất, dù trong nghi thức ở từng vùng miền sẽ có một số điểm khác nhau nhưng ý nghĩa chung nhất chính là những lời chúc tốt đẹp nhất từ mọi người dành cho em bé.
Nhìn vào mâm cúng đầy tháng cho 2 con nhà Khắc Việt có thể thấy cả hai đã chuẩn bị rất chu đáo cho nghi thức này của các con. Vì Khắc Việt có 1 bé trai và 1 bé gái nên nghi thức này càng trở nên cầu kì hơn, mâm cúng cũng hoành tráng gấp đôi những gia đình khác vì làm chung cho cả 2 con.
Bé Đu Đủ và Dừa đã tròn 1 tháng tuổi, mẹ bỉm sữa cũng chính thức được quay lại với công việc.
Với mong ước đứa con bé bỏng của mình được khỏe mạnh chóng lớn cũng như để khẳng định sự tồn tại và vai trò của một thành viên mới, các bậc cha mẹ thường tổ chức lễ đầy tháng cho con. Đây là một nghi thức có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người theo quan niệm của người Việt Nam. Các mẹ bỉm muốn làm lễ đầy tháng, cúng mụ cho con như vợ chồng Khắc Việt có thể tham khảo cách cúng mụ cho trẻ như sau:
Các lễ vật cần chuẩn bị cúng đầy tháng cho con
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, một đứa trẻ sinh ra sẽ được trông nom và chăn sóc của 12 bà Mụ. Vì vậy, lễ vật đầu tiên mà các mẹ cần chuẩn bị đó là 12 bát chè nhỏ và 3 bát chè lớn.
Ngoài ra các mẹ cần chuẩn bị thêm một số lễ vật khác để cúng Đức ông và ba Đức thầy bao gồm:
1 đĩa xôi lớn, 12 địa xôi nhỏ
3 bát cháo nhỏ, 1 bát cháo lớn
13 cái bánh tráng nướng
1 con gà luộc hoặc 1 con vịt
1 mâm hoa quả
1 mâm cơm (cá, thịt luộc, canh, đồ xào và cơm
1 bình hoa
Trà, rượu, hương, đèn, nước, gạo, muối, thìa
1 đôi đũa được vót ngược đầu và có bông ở trên đầu đũa
Bên cạnh đó, các mẹ cần phải chuẩn bị thêm các loại gai khác nhau tùy theo giới tính của trẻ, đối với con gái là 9 còn con trai là 7 và đem chúng bỏ vào một chiếc nôi sạch để nấu chung với chiếc đinh hoặc mộ mảnh thép đã được nung đỏ.
Bên cạnh đó, bạn còn phải chuẩn bị sẵn những loại gai khác nhau, số lượng tùy vào giới tính của đứa trẻ (con trai 7, con gái 9) và nấu chúng trong một chiếc nồi sạch chung với chiếc đinh hoặc một mảnh thép đã được nướng đỏ.
Cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng cho con
Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ những lễ vật thì các mẹ cũng cần quan tâm đến cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng cho con sao cho đúng.
Theo tục lệ của ông cha ta, cách bày mâm lễ cúng chính xác cần chia thành 2 mâm. Một mâm để trên và một mâm để dưới sao cho khoảng cách giữa mâm trên và mâm dưới cách nhau không quá 10 cm. Cách đặt mâm cúng cũng phải tuân theo nguyên thắc, mà cụ thể nguyên tắc ở đây là “Đông bình Tây quả” tức là phía Đông là vị trí để đặt bình hoa còn phía Tây là vị trí đặt lễ vật.
Bài cúng đầy tháng cho con
Bài cúng đầy tháng cho con là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cầu nguyện cho đứa con củ mình được khỏe mạnh.
Người xưa tin rằng, mỗi một đứa trẻ khỏe mạnh ra đời là công lao rất lớn của bà Mụ, người được cho là có công nặn và giúp mẹ tròn con vuông. Trên hết, đây còn là nghi thức để ra mắt một thành viên mới trong gia đình với họ hàng, bà con trong dòng tộc.
Nghi thức thắp hương và khấn
Sau khi đã sắp đầy đủ các lễ vật, một người lớn đại diện trong họ sẽ thắm hương và khấn:
“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (năm)… ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị Mụ bà và tam Đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.
Nghi lễ cúng đầy tháng cho con là một nét văn hóa truyền thống độc đáo được lưu truyền từ đời này qua đời khác với mong muốn đứa trẻ của mình được không lớn, khỏe mạnh đồng thời cũng thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.