Một ngôi nhà tràn đầy hương sắc của các loài hoa luôn là mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, việc chọn cho mình được những chậu hoa đẹp và có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong nhà lại không hề đơn giản. Đấy là do bạn chưa biết tới 2 loại hoa này, chúng có thể nở đẹp trong 200 ngày lại dễ chăm sóc, không cần tưới nhiều nước lại cho hoa đẹp rực rỡ.
Cây sống đời
Cây sống đời là dạng cây bụi thấp, mọng nước và sống lâu năm. Lá cây mọc đối, phiến là dày, hoa phổ biến màu hồng hay đỏ. Tuy nhiên ngày nay với kĩ thuật lai giống tân tiến, loại cây này đã có rất nhiều màu sắc đa dạng và tươi xinh. Lá cây dùng để đắp lên vết bỏng chính vì vậy mà nó còn có tên là cây chữa bỏng.
Loài cây sống đời hiện nay cũng có rất nhiều loại như cây sống đời ta (vì có hoa giống hình chiếc lồng đèn), sống đời Đà Lạt, sống đời đỏ (thường bông nhuyễn, đỏ thẩm trổ tập trung vào dịp tết), sống đời 5 màu ( hay còn được gọi là sống đời Thái),...
Những loại cây sống đời thường có sức sống vô cùng bền bỉ, có sức chịu đựng tốt, khỏe, ưa nắng nhưng có thể sống được một thời gian trong bóng râm.
Cây sống đời cũng rất dễ trồng, bạn không mất quá nhiều công sức để chăm sóc vì vốn dĩ nó là loại cây hoang dã. Bạn có thể trồng cây sống đời bằng cách bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống đất là được, nó có thể tự mọc rễ và đâm chồi nảy nở rất nhanh. Đặt biệt, loại cây này còn có khả năng tạo cây con từ kẽ lá các khía của mép lá. Tuy nhiên khi trông cây bạn cũng nên tránh để đất ngập úng.
Vì vẻ đẹp xanh non mơn mởn, và dễ chăm sóc nên cây sống đời cũng được nhiều người sử dụng làm cây để bàn. Cây sống đời thường được trồng trong các chậu cây nhỏ, đặt trên bàn làm việc hoặc ngoài lan can, ban công giúp tạo không gian xanh mát, tươi mới cho không gian sống và làm việc của bạn.
Phong lữ thảo
Hoa phong lữ thảo (quỳ thiên trúc) thường được trồng để trang trí nhà cửa, văn phòng… vì hoa có nhiều màu sắc, mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra, lá có thể phơi khô có thể làm trà. Theo phong thủy, loài hoa này còn có khả năng trừ tà.
Hoa phong lữ có 2 loại là hoa phong lữ đứng và hoa phong lữ rủ. Hoa phong lữ đứng là cây thân thảo có cấu trúc mọng nước, nhưng nếu trồng lâu năm, thân sẽ dần hóa gỗ, cao khoảng 20cm - 50cm và trên thân cây có lông tơ mỏng màu trắng bao phủ.
Còn với hoa phong lữ rủ, lá và hoa sẽ có xu hướng tỏa tròn xung quanh chậu, sau đó rủ mình xuống cực kì mềm mại, duyên dáng. Lá phong lữ có dạng hình thùy với răng cưa ở phiến lá, lá màu xanh mướt, mềm mại dịu dàng nhưng lại được bảo vệ khỏi các loài côn trùng bởi một lớp lông tơ dày nhám.
Với hương thơm đặc trưng, hoa phong lữ mang đến cảm giác thoải mái, yên bình, giúp giải tỏa căng thằng, mệt mỏi, tiếp thêm niềm tin, động lực.
Hoa phong lữ không quá kén điều kiện ánh sáng và nhiệt độ, bạn có thể trồng ở phòng khách, ban công, vườn nhà, hay trồng vào chậu treo ở vị trí cửa sổ, mái hiên nhà đón nắng mai.
Vì có nguồn gốc từ vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, với hoa phong lữ bạn không cần tưới nhiều nước để tránh úng rễ. Chỉ cần tưới 1 lần/ ngày khi thấy mặt đất đã se khô, tưới ở dạng phun sương để nước thấm từ từ vào đất, tránh gây tổn thương thân, rễ cây.