Phi điệp tím
Lan phi điệp tím (Dendrobium anosmum) còn được biết đến với danh xưng giả hạc hay giã hạc, là loại lan thuộc chi hoàng thảo, người chơi lan xếp nó vào lan thân thòng, vì khi mọc dài ra thân nó mềm, thòng hướng ngọn xuống đất.
Phi điệp tím cần nhiều ánh sáng, nhưng nếu nắng nóng gay gắt có thể làm cháy lá non, tốt nhất nên treo dưới một lớp lưới che nắng. Nhưng nếu cây thiếu nắng sẽ bị quặt quẹo, lá xanh sẫm, thân lá còi nhỏ.
Phi điệp tím cần được trồng trong điều kiện nhiệt độ 8-25 độ C. Tuy nhiên, lan vẫn có thể chịu được cái nóng 38 độ C hay chịu lạnh 3.3 độ C. Nên bạn có thể yên tâm trồng lan phi điệp tím trong điều kiện thời tiết bình thường.
Phi điệp tím cũng cần nhiều độ ẩm vào thời điểm các thân non phát triển, lan sẽ mọc mạnh nếu ẩm độ từ 60-70%, nếu quá thấp cây non sẽ không lớn được và bị teo đi. Loài này cũng thích sống trong điều kiện thoáng gió, và trong thời kỳ lan ra nụ nếu không thoáng gió nụ sẽ ít đi.
Phi điệp tím là loài có mùa nghỉ. Mùa xuân nảy mầm, mùa hè - thu là mùa phát triển, mùa đông là mùa nghỉ. Mùa phát triển bạn chăm sóc phân và tưới nước 2-3 lần/ tuần cho thân non phát triển hết cỡ. Bạn nên chọn các loại phân có nguồn gốc hữu cơ như phân trùn quế viên nén, phân dê, phân dơi… để bón gốc, bên cạnh đó bạn nên kết hợp phun thêm phân hữu cơ tảo biển, rong biển, phân cá để cây phát triển tốt nhất
Đến cuối thu - đầu đông cây thắt ngọn và lá vàng thì dừng bón phân, treo ra chỗ nhiều ánh sáng hơn, tưới nước thưa đi, 7-10 ngày/ lần để cây rụng lá, nếu vẫn không rụng lá hoặc rụng chậm thì dừng tưới hẳn luôn, rụng sạch lá thì dừng tưới hoàn toàn, chỉ khi nào thấy thân nhăn nheo, khô quá thì mới phun sương vào gốc.
Đến nửa cuối tháng 3 dương trời ấm dần cây nảy mầm non từ gốc, lúc này bắt đầu tưới nước trở lại nhưng chỉ xịt vào gốc, không làm ướt thân, tuần phun 6-30-30/ lần, chờ cây ra hoa. Nếu chăm tưới vào mùa nghỉ thì cây sẽ đẻ keiki trên thân, ít hoa hoặc không hoa.
Hoa trường sinh
Cây trường sinh là loại cây trồng trong chậu đặc trưng của mùa thu đông, lá dày, mọng nước, có nhiều loại hoa và màu sắc đa dạng, được nhiều người yêu hoa ưa thích và nó mang những ý nghĩa đẹp đặc biệt như tăng phúc, tăng lộc, trường thọ, an khang thịnh vượng.
Cây trường sinh là loại cây trồng trong chậu ngày ngắn, để cây phát triển tốt thì cần ánh sáng đầy đủ, thời gian chiếu sáng không cần quá dài, nói chung chỉ cần cho cây 8 tiếng chiếu sáng một ngày là đủ nhưng nếu được thời kỳ ra hoa tốt nhất không quá 8 giờ, nếu có quá nhiều ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến sự ra hoa của nó.
Lá dày của hoa trường thọ có khả năng trữ nước siêu tốt nên bạn không cần tưới quá nhiều, nói chung 7 ngày bạn có thể tưới 1 lần nhưng phải tưới thật kỹ, không nên để đọng nước. trong chậu hoặc chỉ một nửa.
Trong thời kỳ sinh trưởng của hoa trường sinh ta cần bón đủ phân đạm, nhưng đến thời kỳ ra hoa cần bón thêm phân lân để hoa nở nhiều hơn.
Hoa giấy
Hoa giấy là loại cây cảnh được nhiều người chọn trồng để trang trí ban công, sân vườn... Loài hoa này rất dễ trồng, hoa đẹp và nở quanh năm.Vào mùa khô, chú ý tưới nước giữ ẩm cho cây.
Cây hoa giấy có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ mập mạp và cho nhiều hoa khi trồng ở đất tơi xốp, màu mỡ. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Vào mùa Hè, sau khi hoa nở cây sẽ ra nhánh mới khoảng 10cm. Lúc này, không nên tưới nước trong 4 ngày để cây ra chồi hoa sau đó ngắt bỏ chồi ngọn để cây mọc nhiều chồi nách.
Vào cuối tháng Giêng, sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn, dùng kéo cắt tỉa, sửa lại cành nhánh rồi đánh ra khỏi chậu. Rũ 2/3 đất, cắt bỏ những rễ già khô, cho đất mới vào trộn với phân chuồng và NPK với tỷ lệ: 10 phần đất - 3 phần phân chuồng - 1 phần NPK. Sau khi trồng xong, tưới đẫm nước, chăm sóc cây ổn định, sang tháng ba cây ra hoa rực rỡ. Cứ khoảng 1 tháng bạn có thể bón phân chuồng hoặc phân NKP pha loãng cho cây.