4 loại cây “âm thịnh dương suy”, gia chủ nên tránh đặt trong nhà

Tuy đồ thủy tinh có nhiều ưu điểm nhưng chúng cũng có những nhược điểm nhất định.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều vật dụng nhà bếp được làm bằng thủy tinh, ví dụ như bát tô, nồi, hộp đựng,… Đồ thủy tinh có nhiều ưu điểm nổi bật như chúng có vẻ bề ngoài đẹp và sang trọng, dễ chùi rửa và không bám mùi.

Bên cạnh đó, đồ thủy tinh có thể chịu nhiệt rất tốt, thích hợp cho các lò nướng, lò vi sóng mà không lo bị teo hay vỡ. Ngoài ra, đồ thủy tinh còn được đánh giá là an toàn cho sức khỏe vì chúng không bị oxy hóa.

Tại sao ngày càng nhiều người ít dùng đồ thủy tinh đựng thực phẩm? Đây là 4 lý do - 1

Tuy nhiên, ngày càng nhiều người ít sử dụng đồ thủy tinh đựng thực phẩm vì phát hiện ra chúng cũng có nhiều nhược điểm.

1. Những nhược điểm của đồ thủy tinh

- Rất dễ bị vỡ

Thủy tinh rất dễ vỡ khi bạn lỡ đánh rơi chúng hoặc bị va đập mạnh. Hay, nếu thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm chúng giãn nở không kịp và dễ gây nứt hoặc vỡ toang.

Khi thủy tinh bị vỡ, nó sẽ tạo ra nhiều mảnh vụn, có thể gây nguy hiểm đến người sử dụng. Vì thế, khi sử dụng đồ thủy tinh đòi hỏi bạn phải thật cẩn trọng và điều này vô tình tăng thêm áp lực cho người dùng.

Tại sao ngày càng nhiều người ít dùng đồ thủy tinh đựng thực phẩm? Đây là 4 lý do - 2

- Trọng lượng nặng

Với những chiếc cốc thủy tinh, trọng lượng của chúng khá bình thường. Nhưng với những món đồ khác như bát tô, nồi, hộp đựng,… thì chúng nặng hơn rất nhiều so với đồ dùng nhựa, inox.

Đây là một điểm bất lợi của đồ thủy tinh, khiến nhiều người cho chúng vào “danh sách đen”.

Tại sao ngày càng nhiều người ít dùng đồ thủy tinh đựng thực phẩm? Đây là 4 lý do - 3

- Giá thành cao

So với các vật dụng khác, đồ dùng bằng thủy tinh có giá thành cao hơn hẳn. Lý do đơn giản là vì vật dụng thủy tinh khó sản xuất và nó có nhiều ưu điểm hơn đồ dùng inox, nhựa.

- Kém thân thiện với môi trường

Các nghiên cứu chỉ ra, đồ thủy tinh có nguy cơ gây hại lớn gấp 4 lần so với đồ nhựa. Tuy nhiên, mối nguy hại này không phải từ việc sử dụng và hậu sử dụng, mà là từ việc sản xuất thủy tinh.

Theo đó, do cấu trúc phân tử của thủy tinh phức tạp hơn nên nó đòi hỏi nhiều khoáng chất và hóa chất để tổng hợp, điều này gây ra sự phá hủy lớn đối với môi trường sinh thái. Ngoài ra, quá trình sản xuất đồ thủy tinh còn thải ra lượng lớn khí độc hại.

Tại sao ngày càng nhiều người ít dùng đồ thủy tinh đựng thực phẩm? Đây là 4 lý do - 4

2. Những lưu ý khi sử dụng để đồ thủy tinh bền đẹp

Mặc dù có một số khuyết điểm, nhưng đồ dùng thủy tinh vẫn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Nhưng để tăng độ bền và bảo vệ đồ thủy tinh một cách tốt nhất, bạn cần chú ý tới những điều sau:

- Hãy luộc qua đồ thủy tinh khi mới mua về. Cụ thể, hãy cho đồ thủy tinh vào nồi nước lạnh, cho thêm một chút muối và đun sôi. Sau đó, đợi nước nguội thì đem hộp thủy tinh rửa sạch với nước và lau khô. 

- Tránh để đồ thủy tinh bị sốc nhiệt, ví dụ như không nên rót nước lạnh vào hộp sau khi hộp mới đựng nước nóng. Hộp thủy tinh đang đựng thực phẩm nóng cũng không nên để ngay vào tủ lạnh. 

- Nên rửa đồ dùng thủy tinh bằng miếng rửa chén mềm, mịn, tránh sử dụng cọ sắt nhằm hạn chế các vết trầy xước cho thủy tinh. Thay vào đó nên dùng dung dịch làm sạch tự nhiên như chanh, giấm hoặc dung dịch tẩy chuyên nghiệp để làm sạch đồ thủy tinh. 

- Không nên cho đồ thủy tinh vào máy rửa bát để rửa, vì chúng có thể bị va quẹt với các vật dụng khác trong máy làm xước bề mặt hoặc sẽ tạo ra lớp sương mờ đục bám trên bề mặt, gây mất thẩm mỹ. 

- Nên úp đồ thủy tinh xuống để nước thoát ra ngoài hoàn toàn, như vậy nước sẽ không bám vào đồ dùng và gây mờ đục cho đồ thủy tinh.

- Khi dùng đồ thủy tinh đựng thực phẩm có mùi nặng như cá, coffe,... nên rửa sạch ngay khi sử dụng xong, tránh để thực phẩm bám khô trên thủy tinh.

Tại sao dù rất tiện lợi nhưng người nước ngoài ít sử dụng ấm siêu tốc? Đây là lý do