1. 4 loại chất tẩy không nên dùng nhiều
Nước lau kính
Thông thường mọi người hay xịt nước lau kính trực tiếp lên bề mặt vật dụng cần được làm được thay vì xịt gián tiếp qua khăn, vải… họ đang sử dụng để làm sạch.
Nhưng làm như vậy là bạn đã vô tình làm cho các bụi bẩn bắn ra nhiều phía và tạo thành nhiều vết bẩn hơn. Do đó, thay vì bạn xịt trực tiếp thì hãy xịt gián tiếp qua khăn lau rồi mới tiến hành lau.
Xà phòng giặt tay
Xà phòng giặt tay thường có nhiều bọt hơn so với xà phòng giặt máy. Nếu dùng xà phòng giặt tay cho máy giặt sẽ khiến tràn qua lồng giặt, làm ẩm môi trường bên trong máy và mô tơ nên máy dễ hư hỏng.
Ngoài ra, những bọt bong bóng dư thừa còn làm cản trở quá trình vò giũ vốn rất quan trọng trong quy trình giặt. Thêm vào đó, lượng bột giặt dư thừa đọng lại trong quần áo có thể khiến da bạn mẩn ngứa vì dị ứng hóa chất.
Hóa chất làm sạch và đánh bóng đồ đạc
Sai lầm này xuất hiện ở những người có thói quen chăm sóc quá mức đồ nội thất trong nhà. Bằng cách xịt hoặc đánh bóng bằng sáp, bạn đã tạo ra một lớp tích tụ không mong muốn. Lâu dần, lớp tích tụ này sẽ hút nhiều bụi bẩn hơn và càng bẩn hơn.
Bạn chỉ nên đánh bóng đồ nội thất gỗ tối đa 1 lần/tháng. Lưu ý sử dụng hóa chất làm sạch và đánh bóng đồ gỗ ít nhất có thể. Tương tự với nước lau kính, bạn phải xịt hoặc bôi hóa chất làm sạch và đánh bóng lên khăn lau/vải... trước rồi mới lau bề mặt gỗ.
Nước Javel
Dùng để cọ bồn cầu, nhà tắm…có chứa các hóa chất khử trùng và tẩy màu nhưng sử dụng lâu ngày nhất là tiếp xúc với da quá nhiều có thể gây ra viêm da. Vì vậy bạn cần sử dụng hết sức cẩn thận, nên giữ trong một bình kín, tránh ánh nắng và hơi nóng.
Không nên pha nước Javel với nước nóng vì có thể gây ra một phản ứng hóa học không tốt vì đây là một loại nước tẩy rửa vô cùng mạnh nếu để nước javel rơi vào tay bạn rất dễ bị bỏng da…
2. Những loại chất thay thế thân thiện với môi trường
- Giấm ăn
Vốn dĩ là một loại gia vị dùng trong nấu nướng, song giấm ăn còn được nhiều chị em sử dụng như một loại chất tẩy rửa đa năng, an toàn, rẻ tiền và vô cùng tiện lợi với các công dụng điển hình sau:
Loại bỏ vết bẩn trên quần áo (vẩy mực, bùn đất, vết ố vàng ở nách, vệt cà phê đổ…) làm trắng sáng quần áo.
Diệt nấm mốc, làm sạch bề mặt kính
Đánh bóng đồ dùng bằng bạc (trộn giấm với baking soda, đánh đều lên đồ bạc, đợi 3 tiếng rồi lau lại với khăn sạch)
Lau chùi tủ lạnh (pha 2-3 thìa giấm ăn với nước, cho vào bình xịt vừa xịt vừa lau chùi tủ lạnh, tủ đựng gia vị…)
Khử mùi đường ống thoát nước (đổ ¼ cốc giấm ăn xuống ống, để yên 1-2h rồi xả lại với nước)
Làm sạch máy rửa bát (đổ 2-3 cốc giấm vào máy rửa bát, bật chế độ thường để làm sạch)
Làm sạch sàn gỗ, sáp nến, những chất kết dính (keo, son…)
- Baking soda
Baking soda là chất làm sạch cực kỳ an toàn ngay cả với quần áo của trẻ nhỏ (baking soda không gây kích ứng da), chúng cũng có tác dụng làm mềm vải cực kỳ hiệu quả. Với baking soda, chị em có thể:
Loại bỏ các vết bẩn khó giặt (ngâm quần áo trong 6 thìa baking soda + ½ cốc nước ấm ngâm từ 1-2h)
Làm trắng quần áo trẻ em (rắc bột baking soda lên quần áo, vò với nước nhiều lần, xả lại với nước và phơi)
Làm sạch sàn phòng tắm, làm sạch vết rỉ sét (trộn 1 cốc giấm ăn với ½ cốc baking soda rồi dùng cọ thấm hỗn hợp để chà sạch)
Làm sạch bề mặt bếp (trộn baking soda với ít nước ấm)
Đánh bóng đồ dùng bằng bạc
Khử mùi thùng rác
Làm sạch vết bẩn bám trên đồ nhựa (ngâm vật dụng trong hỗn hợp 4 thìa baking soda và 1 thìa nước ấm)
Loại bỏ mùi hôi tủ lạnh
- Chanh
Chanh là nguyên liệu làm sạch quen thuộc của nhiều chị em nội trợ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết những công dụng tẩy rửa sau của loại quả này:
Làm sạch vật dụng nilon bị mốc
Làm trắng, sạch bề mặt bàn ủi bị vàng
Làm sạch đồ dùng bằng thép bị ố dơ, rỉ sét
Làm trắng, sáng bóng đồ dùng bằng thủy tinh
Chữa quần áo bị dính sét (lấy 1 lát chanh tươi bọc vào vải, sau đó đặt lên vết bẩn, dùng bàn ủi nóng ủi lên)
Làm sạch da tay khi bị nhớt (nhớt của xà bông, chế biến thực phẩm như cá, rau củ có nhớt…)